ClockThứ Bảy, 26/11/2022 16:55

Lắp cân đối chứng, tránh gian lận thương mại tại chợ Đông Ba

TTH.VN - Tránh gian lận thương mại, BQL chợ vừa trang bị một số cân đối chứng, giúp khách hàng thuận tiện kiểm tra trọng lượng hàng hóa nếu thấy nghi ngờ là thông tin bà Hoàng Thị Như Thanh – Trưởng Ban quản lý (BQL) chợ Đông Ba cung cấp chiều 26/11

Xây dựng thương hiệu “Văn minh, thân thiện là người Đông Ba”Bột ngọt giả, kém chất lượng “khoác áo” các thương hiệu lớnKhi tiểu thương chợ Đông Ba không còn nói thách...

Lắp đặt cân đối chứng giúp nâng cao ý thức của các hộ kinh doanh và bảo vệ người tiêu dùng

Cụ thể, BQL chợ vừa trang bị 3 chiếc cân đối chứng đặt ở cổng số 1, cổng số 4 và hành lang lên lầu chuông. Đây là 3 vị trí bày bán các mặt hàng đồ khô, gia vị, ngũ cốc…

Theo kế hoạch, đến cuối tháng 12, BQL chợ Đông Ba sẽ đặt thêm khoảng 6 cân đối chứng ở các khu vực cần thiết trong chợ.

Theo bà Thanh, thực tế tình trạng gian lận thương mại tại chợ vẫn còn phức tạp, gây mất lòng tin với khách hàng và làm xấu đi hình ảnh của chợ Đông Ba có lịch sử hơn 120 năm và đang trong quá trình xây dựng chợ văn minh, thân thiện với mục tiêu “3 không 2 có”: không chèo kéo, không nói thách, không mì xưa, có chất lượng, có uy tín.

Giải quyết tình trạng này, BQL chợ đã phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Sở KH & CN), trang bị cân đối xứng đặt ở những vị trí cần thiết, qua đó, giúp khách hàng thuận tiện kiểm tra khối lượng hàng hóa dưới 20kg nếu cảm thấy nghi ngờ người bán cân không đúng trọng lượng.

Cân đúng, cân đủ là tiêu chí quan trọng đảm bảo văn minh thương mại trong hoạt động mua bán tại các chợ truyền thống. Việc lắp đặt cân đối chứng tại chợ giúp nâng cao ý thức của các hộ kinh doanh, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, qua đó, giúp chợ Đông Ba luôn là niềm tự hào của người dân xứ Huế và đẹp trong mắt du khách.

Tin, ảnh: HÀN ĐĂNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế xưa mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa mới
Nụ cười Đông Ba

Mệ Hoàng Thị Khanh, 81 tuổi, buôn bán cau trầu ở chợ Đông Ba kể, trước năm 1975, tiểu thương đều mặc áo dài, và Đông Ba như một xứ Huế thu nhỏ, là nơi gìn giữ bản sắc của di sản văn hóa Huế. Đôi khi khách phương xa đến Huế, ra chợ Đông Ba, cốt chỉ để được nghe rặt tiếng Huế của các dì, các mệ.

Nụ cười Đông Ba
Khai mạc chương trình “Chợ Đông Ba- Xuân yêu thương”

Sáng 3/2, Ban Quản lý (BQL) chợ Đông Ba tổ chức khai mạc chương trình “Chợ Đông Ba – Xuân yêu Thương” năm 2024 tại khu vực mặt tiền chợ. Tham dự có UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Huế Phan Thiên Định cùng bà con tiểu thương, các thầy cô giáo và học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản.

Khai mạc chương trình “Chợ Đông Ba- Xuân yêu thương”
Thu giữ nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc trị giá hơn nửa tỷ đồng

Chiều 25/1, ông Phan Hùng Sơn – Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh thông tin, triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chỉ trong thời gian ngắn, đơn vị đã phát hiện và tạm giữ lượng hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trị giá hơn nửa tỷ đồng.

Thu giữ nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc trị giá hơn nửa tỷ đồng

TIN MỚI

Return to top