ClockThứ Sáu, 25/09/2020 11:32

Lập hồ sơ đề nghị xếp hạng 4 di tích gắn liền với Bác Hồ là di tích cấp quốc gia đặc biệt

TTH.VN - Sở Văn hóa và Thể thao vừa thống nhất việc lập và hoàn thiện hồ sơ khoa học đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt đối với 4 di tích cấp quốc gia: Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở số 112 đường Mai Thúc Loan, nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Dương Nỗ, đình làng Dương Nỗ và Trường Quốc Học Huế.

Phác họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí MinhSẽ xuất bản ấn phẩm nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Học sinh khám phá, trải nghiệm tại nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 112 đường Mai Thúc Loan

Sau khi lấy ý kiến của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu vào ngày 24/9, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đang hoàn thiện hồ sơ theo quy định, gồm: lý lịch di tích, biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích, bản vẽ kỹ thuật di tích... Hồ sơ sẽ được báo cáo UBND tỉnh và trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia xem xét, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận theo quy định.

Thừa Thiên Huế là nơi ghi dấu những năm tháng niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình của Người từ năm 1895 đến năm 1901 và từ năm 1906 đến năm 1909. Hiện có khoảng 20 di tích và địa điểm di tích có liên quan đến Bác Hồ; trong đó có 4 di tích trên được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ phát động tết trồng cây, đồng thời tiếp tục hưởng ứng phong trào “Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 16/2, tại cồn Dã Viên, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024.

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024
Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đến năm Giáp Thìn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh “đi xa” vừa tròn 55 năm (1969 - 2024). Ở Thừa Thiên Huế, người có vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần nhất có lẽ là anh hùng Kan Lịch. Trong lần gặp cuối cùng vào năm 1969, Bác Hồ căn dặn: “Trở thành anh hùng đã khó, nhưng giữ được các phẩm chất, đạo đức của anh hùng suốt đời càng khó hơn. Phải học tập và rèn luyện suốt đời”.

Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

TIN MỚI

Return to top