ClockThứ Sáu, 08/10/2021 06:11

Lập thêm chốt bảo vệ rừng A Lưới

TTH - Nhiều nhà trạm, chốt bảo vệ rừng (BVR) được thành lập, mỗi chốt bố trí từ 3-5 người túc trực cả ngày lẫn đêm, tuần tra, bảo vệ “bình yên” cho rừng phòng hộ A Lưới.

Nghỉ ngơi sau chuyến tuần tra rừng

Nhiều vụ chặt hạ, vận chuyển gỗ rừng trái phép trong thời gian gần đây cho thấy, huyện miền núi A Lưới là điểm nóng phá rừng, trong đó phải kể đến rừng phòng hộ đầu nguồn. Các loại gỗ quý hiếm nằm ở rừng sâu, lại quản lý nghiêm ngặt nên hầu hết các vụ phá rừng đều tập trung vào các loại gỗ nhóm VI, VII (loại gỗ chịu lực kém, khả năng chống mối mọt thấp, dễ bị cong vênh thường dùng làm quan tài, hoặc một số đồ gia dụng thông thường).

Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) A Lưới, ông Văn Thân cho rằng, núi rừng hiểm trở, thời tiết phức tạp, diện tích quản lý quá lớn, nhiều cửa ra vào, trong khi lâm tặc lại tinh vi, manh động là trở lực lớn trong hoạt động quản lý, BVR. Tuy nhiên vẫn không phủ nhận sự tắc trách, lơ là, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ quản lý, BVR dẫn đến nhiều vụ phá rừng đáng tiếc. Thực tế sau vụ việc 12 cây gỗ bị đốn hạ, cưa xẻ vào cuối tháng 9 mới đây cho thấy, có 10 cây gỗ được lực lượng BVR Hương Lâm phát hiện, đánh dấu nhưng lại không báo cáo, thông tin đến lãnh đạo đơn vị có biện pháp xử lý.

Sau hàng loạt vụ phá rừng thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với BQLRPH A Lưới và các địa phương tổ chức khảo sát địa điểm, các điểm nóng phá rừng, vận chuyện gỗ trái phép để xây dựng thêm nhà trạm, chốt tăng cường quản lý, BVR. Trong các khu rừng sâu, để tìm một địa điểm lập trạm, chốt trú chân, ngủ qua đêm an toàn cho cán bộ BVR khi mưa nguồn đổ về bất chợt được lãnh đạo ngành kiểm lâm hết sức quan tâm. Có 7 nhà trạm, chốt được xây dựng hoàn thành, mỗi chốt bố trí từ 3-5 người, phân công túc trực, tuần tra rừng. Các phương tiện, dụng cụ hỗ trợ BVR được đầu tư, trang bị đầy đủ.

Lực lượng kiểm lâm, BVR vẫn luôn xác định sự hiểm nguy, gian khó rình rập phía trước. Ông Thân bảo rằng, mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng cứ nhìn vào chuyến công tác của cán bộ BVR, kiểm lâm mới thấy chạnh lòng. Thay vì xách va li, mang giày, áo quần bảnh bao, đi tàu, xe như nhiều cán bộ lĩnh vực khác thì cán bộ BVR lại mang chiếc ba lô, cái võng, cây đèn pin, cá khô, thịt ướp, muối, đôi dép rọ… băng bộ vào rừng sâu.

Áp lực quản lý, BVR của đội ngũ cán bộ, kiểm lâm quá lớn, chưa kể bị kỷ luật, xử phạt nặng khi sơ suất để xảy ra phá rừng. Trong khi chế độ, chính sách của lực lượng kiểm lâm, BVR hầu như không có gì ngoài lương. Trước đây, từ kinh phí dịch vụ môi trường rừng phân bổ cho BQLRPH A Lưới hơn 7,5 tỷ đồng để hợp đồng thêm đội ngũ BVR, nay giảm còn 4,5 tỷ đồng buộc phải thanh lý nhiều hợp đồng lao động. Nhiệm vụ BVR của đơn vị càng khó khăn chồng chất, trong đó phải kể đến sự gian nan, nguy hiểm luôn rình rập khi phải ngày đêm vượt thác, trèo đèo, đồi dốc chênh vênh.

Ngoài xây dựng thêm nhiều chốt, trạm BVR, BQLRPH A Lưới kết hợp ứng dụng công nghệ, máy tính bảng trong giám sát diễn biến rừng. Thông qua kết quả tuần tra, truy quét từ dữ liệu SMART của các đội gửi về phục vụ công tác giám sát, đôn đốc, yêu cầu lực lượng kiểm tra đầy đủ các khu rừng. Từ biểu tổng hợp và đăng tải trên Zalo của đơn vị phục vụ các đội BVR nắm bắt, thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ hàng tháng, đột xuất; qua đó đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và triển khai phương hướng, giải pháp thời gian tới.

BQLRPH A Lưới được giao quản lý, bảo vệ 35 tiểu khu với diện tích hơn 23,5 ngàn ha. Thời gian qua, BQLRPH A Lưới phối hợp với chính quyền địa phương, HKL A Lưới, Đồn Biên phòng Hương Nguyên và BQL - Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn Sao La tổ chức nhiều đợt truy quét, ngăn chặn tình trạng phá rừng. Riêng tại địa bàn quản lý của Đội BVR chuyên trách Hương Lâm được xác định điểm nóng phá rừng, từ đầu năm đến nay đã chủ động, phối hợp với kiểm lâm địa bàn, chính quyền địa phương tổ chức 5 đợt truy quét, gần 200 đợt tuần tra; phát hiện và lập biên bản 8 vụ vi phạm, tạm giữ 2,642m3 gỗ rừng tự nhiên và nhiều dụng cụ, phương tiện vi phạm.

Ông Lê Ngọc Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh thông tin, sau các vụ phá rừng ở A Lưới mới đây, đơn vị yêu BQLRPH A Lưới tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động người dân chấp hành pháp luật, nâng cao ý thức bảo vệ rừng. BQLRPH A Lưới cũng đã xây dựng kế hoạch, phân công trực chốt chặn những cây gỗ chưa cưa xẻ tại rừng để phục bắt đối tượng, xử lý theo quy định. Đồng thời, rà soát các khu vực nguy cơ, trọng điểm để lập thêm các trạm, chốt trong rừng và bìa rừng để tuần tra, chốt chặn. Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR số 1, Hạt Kiểm lâm A Lưới tăng cường nắm bắt thông tin, tổ chức truy quét ở các khu rừng do BQLRPH A Lưới quản lý; trong đó chú trọng những khu rừng có nhiều trữ lượng chưa bị khai thác.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
A Lưới đẩy mạnh phong trào Ngày Chủ nhật xanh

Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” trên địa bàn huyện miền núi A Lưới đã nhanh chóng lan tỏa và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần trong việc thay đổi diện mạo nông thôn, làng bản vùng biên giới; nâng cao ý thức của người dân, đồng bào thiểu số trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa.

A Lưới đẩy mạnh phong trào Ngày Chủ nhật xanh
A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững

A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của người dân.

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top