Thế giới

Latvia: Căng thẳng ở Nga tội tệ nhất trong hơn 50 năm qua

ClockThứ Năm, 18/06/2015 16:20
TTH.VN - Bộ trưởng Ngoại giao Latvia Edgars Rinkevics hôm nay (18/6) cho biết, "đe doạ hạt nhân" của Nga và việc từ chối tuân thủ các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine đã kéo mối quan hệ Đông-Tây xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.

Hồi đầu tuần này, Nga thông báo bổ sung thêm 40 tên lửa đạn đạo liên lục địa mới cho kho vũ khí hạt nhân, khiến quan hệ giữa Moscow và phương Tây vốn đã căng thẳng từ cuộc khủng hoảng Ukraine, lại càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn ở Sydney, Ngoại trưởng Latvia Rinkevics - người có vai trò đầu tàu trong chính sách ngoại giao của EU nói rằng, việc Nga tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân là rất đáng báo động. "Tôi cho rằng những gì chúng ta đang chứng kiến ​​là chưa từng xảy ra kể từ năm 1962, sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba," ông nói.

Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkevics - Ảnh: dot.

Phương Tây cho biết, đã có bằng chứng cho thấy Moscow đang hỗ trợ quân nổi dậy thân Nga bằng quân đội và vũ khí ở miền đông Ukraine, nơi hơn 6.000 người đã thiệt mạng kể từ tháng 4 năm ngoái. Việc Moscow liên tục phủ nhận cáo buộc này đã không làm giảm bớt căng thẳng, khi các hoạt động và bài tập quân sự của Nga, kể cả ở Baltic vẫn gia tăng.

Theo các quan chức Mỹ, cuối tuần qua Hoa Kỳ có kế hoạch lưu trữ trang thiết bị quân sự hạng nặng ở vùng Baltic và các quốc gia Đông Âu để trấn an các đồng minh đang lo lắng trước sự can thiệp của Nga ở Ukraine. Tuy nhiên hôm nay (ngày 18/6), một chỉ huy hàng đầu của Mỹ nói với Reuters rằng Washington vẫn chưa quyết định liệu có lưu trữ một số thiết bị bổ sung đó ở Đông Âu hay không.

Ngoại trưởng Rinkevics nói với Reuters rằng, "đe doạ hạt nhân" của Moscow đã chứng minh sự cần thiết phải có thêm quân NATO và thiết bị trong khu vực, và liên minh quân sự phải "được chuẩn bị cho tất cả mọi tình huống."

Ngày 17/6, chính phủ các nước EU đồng ý gia hạn lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga cho đến 31/1 năm sau, duy trì sự thống nhất của phương Tây bất chấp sự dè dặt của một số thành viên.

Theo Ngoại trưởng Latvia Rinkevics, việc vi phạm thỏa thuận hòa bình Minsk đã buộc EU gia hạn lệnh trừng phạt, và cảnh báo rằng căng thẳng leo thang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát. "Chúng ta không thể nói rằng thỏa thuận Minsk đã hoàn toàn bị phá vỡ, nhưng những gì chúng ta nhìn thấy trong thời gian gần đây là mức độ căng thẳng đang gia tăng," ông Rinkevics nói. "Chúng ta đang ở trong tình huống mà thỏa thuận Minsk có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào. Trong trường hợp đó, chúng ta sẽ thấy tình hình hoàn toàn khác đi, và không thể theo hướng tốt hơn được."

Latvia và các nước láng giềng Estonia, Lithuania đều là một phần của Liên Xô cho đến năm 1991 và hiện là thành viên của Liên minh châu Âu EU. Họ rất thận trọng về nước Nga và đang cẩn trọng theo dõi mối quan hệ đã bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Ukraine giữa 2 bên.

Tố Quyên (lược dịch từ Reuters & Trust)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top