ClockThứ Hai, 07/10/2019 14:20
Chào mừng Hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm

TTH - Qua gần một thập kỷ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), nông thôn Thừa Thiên Huế đã khởi sắc.

Khơi sức dân xây dựng nông thôn mới

Đưa các sản phẩm làng nghề nông thôn vươn xa sẽ mang lại hiệu quả kép trong phát triển kinh tế

Sau 10 năm xây dựng NTM, toàn tỉnh đã có 44/104 xã (42,3 %) đạt chuẩn NTM (tăng 24 xã so với cuối năm 2015). Dự kiến đến cuối năm 2019, toàn tỉnh sẽ tăng thêm ít nhất 10 xã đạt chuẩn, đưa tổng số xã đạt chuẩn lên 54 xã (52%). Bình quân số tiêu chí/xã của cả tỉnh đạt 16,2 tiêu chí, cao hơn 1 tiêu chí so với cả nước; không có nợ đọng trong xây dựng NTM.

Sang trang

Thời điểm tỉnh vừa triển khai chương trình NTM, có dịp về Thủy Phù, những con đường thôn, xóm khi ấy đa phần là đường đất cát, đất đỏ, giao thông đi lại hết sức khó khăn. Ngay tại trung tâm xã, đường sá cũng nhếch nhác không kém.

Sau 10 năm xây dựng NTM, hiện nay, hạ tầng thiết yếu ở Thủy Phù được đầu tư xây dựng khá toàn diện, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đường được trải nhựa, đường trục xã, thôn, ngõ xóm được bê tông, đường giao thông nội đồng được trải cấp phối và bê tông; hàng chục tuyến kênh mương nội đồng được đầu tư và xây kè chống sạt lở cho đê bao đồng ruộng. Đường dây tải điện trung, hạ thế và hệ thống đèn đường dọc các thôn và tuyến QL1A được cải tạo, lắp đặt mới; các công trình văn hóa, thiết chế văn hóa khác... cũng được xây dựng.

Ông Nguyễn Thế Hồ, người dân xã Thủy Phù phấn khởi: "Năm ngoái, xã chúng tôi được công nhận đạt chuẩn NTM. Hạ tầng cơ bản ổn, giờ người dân mỗi người một tay trồng hoa, cây xanh ven đường, cải tạo sân vườn, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống và cảnh quan…".

Tại huyện miền núi A Lưới với 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, diện mạo cũng ngày một khởi sắc. Đời sống người dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người khu vực tăng cao với mức 19,86 triệu đồng, tăng 2,26 triệu đồng/người/năm so với giai đoạn 1 (17,6 triệu đồng/năm 2015).

Điểm sáng của A Lưới chính là hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư. Bằng nhiều nguồn vốn, giao thông từ khe Bùn đi Kăn Tôm; đường A Ngo đi thôn Quảng Lợi... được đầu tư; 18 km đường liên xã, trên 55 km đường liên thôn, xóm; 19,6 km đường nội đồng, đường vào các khu sản xuất được cứng hóa với tỷ lệ 94,2%. Hệ thống thủy lợi, cấp nước sinh hoạt được đầu tư… khoảng cách giữa với các huyện đồng bằng được rút ngắn.

Nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản giúp người dân tăng thêm thu nhập

Người dân là chủ thể

NTM với mục tiêu thay đổi đời sống người dân, vì thế ngay từ năm 2016, A Lưới đã phát động “Ngày NTM" của huyện. Theo đó, hàng quý, vào ngày 20 tháng cuối của mỗi quý, toàn huyện đồng loạt tổ chức ra quân thực hiện “Ngày NTM". Các xã, thôn, người dân tham gia chỉnh trang đường làng, ngõ xóm; đào hố rác, xử lý rác thải bằng chôn lấp ở các hộ gia đình, trồng cây xanh, hàng rào xanh…

Đầu năm 2019, tỉnh phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”. Người dân tích cực hưởng ứng thực hiện trồng cây xanh, trồng các tuyến đường hoa; phát quang, lắp đặt đèn điện ở các tuyến đường nông thôn; thực hiện phong trào sáng chủ nhật “60 phút sạch nhà, đẹp ngõ”.

Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền Phạm Công Phước chia sẻ, từ thành công của đề án Ngày Chủ nhật xanh, người dân đã có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tinh thần chủ thể của người dân được nâng cao. Ngoài đóng góp tiền của, công sức xây dựng các tuyến đường, nhà văn hóa, năm qua, người dân địa phương còn đóng góp tiền lắp đặt camera giám sát dọc các tuyến đường thôn, góp phần phát hiện và hạn chế nạn trộm cắp, tệ nạn xã hội, nâng chất lượng các tiêu chí NTM.

Hai huyện hoàn thành mục tiêu

Theo kế hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh ít nhất có 61 xã/104 xã, tương đương tỷ lệ 59%, trong đó 8 xã đạt xã NTM nâng cao, 2 xã NTM kiểu mẫu; huyện Quảng Điền và thị xã Hương Thủy sẽ hoàn thành xây dựng NTM.

Ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT, Chánh Văn phòng Chương trình MTQGXD NTM chia sẻ, đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn trong năm 2019-2020 sẽ tiến hành soát xét các tiêu chí chưa đạt, xây dựng khung kế hoạch, lộ trình cụ thể và cân đối nguồn lực thực hiện, chủ động triển khai thực hiện những nội dung có thể làm trước ngay từ đầu năm.

Các xã đã đạt chuẩn NTM sẽ tiếp tục củng cố, nâng chất lượng các tiêu chí, rà soát, đánh giá và xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Hằng quý, năm sẽ tổ chức rà soát, đánh giá cụ thể thực trạng các tiêu chí để có định hướng chỉ đạo phù hợp với yêu cầu.

Theo ông Vang, Chương trình MTQG XD NTM là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Theo đó, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng chương trình NTM, lấy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống người dân làm trọng tâm, đẩy mạnh bảo tồn và phát huy bản săc văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường,... để xây dựng nông thôn Thừa Thiên Huế ngày càng xanh, sạch, sáng, thực sự trở thành miền quê đáng sống.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Return to top