ClockThứ Bảy, 27/04/2019 12:08

Lấy văn hóa, cảnh quan làm sức mạnh cạnh tranh

TTH - "Có thể một thời gian nữa nền kinh tế của tỉnh nhà mới theo kịp các địa phương bạn, nhưng điều mà chúng ta có thể tự hào và sánh vai với bất cứ đô thị nào về những giá trị văn hóa, lịch sử, con người và sạch, tại sao không?". Đây là một đoạn trong bức thư gửi người dân Huế của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.

Hướng đến đô thị thông minhXây dựng, phát triển đô thị kiểu mẫu, sinh thái, thông minh

Không biết Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ có ảnh hưởng gì từ tư tưởng của ông Lý Quang Diệu, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảo quốc Sư Tử ? Ông Lý Quang Diệu, khi đặt những nền tảng đầu tiên cho triết lý xây dựng quốc đảo từ những ngày đầu lập quốc, đó là xây dựng một quốc gia có nhiều khác biệt, trong đó có việc phải xây dựng Singapore xanh và sạch. Xanh và sạch được xác định là một yếu tố cạnh tranh quốc gia.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ (ngoài cùng, bên trái) trồng cây xanh phát động Ngày Chủ nhật xanh toàn ngành giáo dục

Khi đọc đoạn tâm thư trên, tôi liên tưởng ngay đến điều này là bởi Huế, nếu nói không ngoa, chỉ có Huế mới có thể tạo ra sự khác biệt của một đô thị văn hóa và sinh thái. Một khi văn hóa, lịch sử, cảnh quan, môi trường trở thành một yếu tố cạnh tranh thì đô thị sẽ phát triển bền vững và ngày càng nâng cao giá trị. Nó tạo ra một môi trường có chất lượng sống tốt hơn cho chính người dân bản địa và tạo ra sức hút để mọi người ghé thăm. Nó chính là “ hạt ngọc” ngày càng sáng hơn qua sự mài dũa của thời gian.

GDP của người dân Nepan thua kém rất nhiều quốc gia khác nhưng ai cũng công nhận rằng, Nepan là một quốc gia thuộc hàng số một trân trọng thiên nhiên, xem thiên nhiên là một yếu tố cấu thành chỉ số hạnh phúc của người dân.

Mới đây, nhân chuyện quy hoạch lại trung tâm Đà Lạt, 77 kiến trúc sư gửi kiến nghị đánh giá lại quy hoạch.

Một ngôi nhà, một nhà máy, một công trình…, chúng ta có thể xây lên trong một thời gian ngắn nhưng để một đô thị “có hồn cốt”, có sức mạnh cần một thời gian dài gấp nhiều lần.

Đi một vệt từ Đà Nẵng vào Hội An theo con đường ven biển, tôi nhận thấy rất rõ người ta quan tâm đến một môi trường sống hòa quyện với thiên nhiên là như thế nào. Các resort ven biển dù có nước ngoài hay các tập đoàn lớn trong nước đầu tư, họ đều quan tâm đến tạo dựng một môi trường thiên nhiên. Có nhiều khu resort, ước chừng diện tích xây dựng chỉ vài chục phần trăm, một tỷ lệ rất nhỏ. Còn lại là thảm cỏ, cây xanh, vườn hoa… Họ bỏ ra rất nhiều tiền. Và đương nhiên, muốn vào đây phải trả rất nhiều tiền.

Huế không kẹt xe, ít khói bụi, không khí trong lành. Thiên nhiên bao quanh và len lỏi trong từng ngóc ngách, nhìn ở một khía cạnh nào đó, người dân Huế đang sống trong những “khu resort”! Nghĩ như thế có được chăng? Theo tôi là được. Nói như ông Phan Ngọc Thọ: “Mỗi sớm tinh mơ, rảo bước trên đường Lê Lợi, qua cầu Trường Tiền, ngang qua Đại Nội, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp tinh khôi, bình yên của Huế. Huế vẫn thế, yên bình và thơ mộng nhưng Huế đang thay đổi từng ngày, đang sạch, đẹp hơn...”.

Tôi đã từng đạp xe vào buổi sáng, đi theo nhiều hướng, lên tới Linh Mụ, Hương Hồ, băng qua những cánh đồng lúa về hướng các  khu đô thị mới ở phía Đông. Những ngày nắng nóng, trưa chiều đi làm từ phía Tây xuống “vùng lõi” của thành phố, men theo dọc bờ sông An Cựu… mới thấy giá trị của cây xanh và nước… Một môi trường sống như vậy nhưng người dân Huế phải trả “rất ít tiền”.

Sống cùng với môi trường sinh thái tốt, du lịch sinh thái đang là một xu hướng. Huế đã có một nền tảng quá tốt về điều này. Chúng ta chỉ gìn giữ, tôn tạo và bổ sung thêm. Và Huế cũng đang hái ra tiền từ những nền tảng này. Lượng khách nước ngoài đến Huế ngày càng đông, mức tăng trưởng chừng 30% trong năm qua là một con số mách bảo cho chúng ta rằng, chúng ta đang xây dựng thành phố đúng hướng.

Và bây giờ, chính quyền cùng người dân xây dựng một Huế sạch, sáng và văn minh, con người thân thiện… Những điều này sẽ nâng cao giá trị lâu bền cho Huế.

Huế sẽ cạnh tranh bằng sức mạnh văn hóa, bằng cảnh quan thiên nhiên đẹp và môi trường sạch sẽ. Bằng sự yên bình và yên tâm cho cả người dân và khách phương xa. Những điều này, chẳng phải Huế đang làm kinh tế ở một chiều… sâu hơn.

Bài: LÊ PHƯƠNG - Ảnh: THÁI BÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Return to top