Văn hóa - Nghệ thuật Văn hóa - Nghệ thuật
Lễ hội điện Huệ Nam trở lại sau 1 năm tạm dừng do COVID-19
TTH.VN - Sáng 13/4 (2/3 Âm lịch), hơn 20 Bằng, Châu án, trong đó có 5 Bằng, Châu án đến từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Trị… xuất phát tại Thánh đường (352 Chi Lăng, TP. Huế), tiếp đó ngược dòng Hương lên tập kết tại điện Huệ Nam (thôn Cát Hải - xã Hương Thọ - TX. Hương Trà) để tham gia lễ hội.
Bằng, Châu án và đạo hữu, du khách có mặt tại điện Huệ Nam từ sáng sớm để tham gia lễ hội
Lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian của một bộ phận dân cư xứ Huế nói riêng, cả nước nói chung, được tổ chức hằng năm vào 2 dịp: tháng 3 (ngày 2, 3) và tháng 7 (ngày 8, 9, 10) âm lịch cùng một số hoạt động, như: đám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu, lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan, lễ phóng sinh, phóng đăng, các làn điệu chầu văn xứ Huế...
Những năm trước cứ đến mùa lễ hội điện Hòn Chén, hàng vạn du khách đến tham quan, cúng bái. Chính vì thế mà số lượng rác thải, vàng mã rải trôi xuống dòng sông Hương trong những ngày này tăng lên đáng kể, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước và nguy cơ cháy nổ.
Tuy nhiên, từ khi diễn ra phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, đi kèm với tuyên truyền, vận động và sự vào cuộc của các lực lượng chức năng, tình trạng lạm dụng nhang đèn; vứt rác bừa bãi; rải đốt vàng mã trên sông, trên bờ… ở khu vực điện Huệ Nam và trên sông Hương giảm đi rõ rệt.
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao cho biết “để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ cháy nổ và ô nhiễm môi trường, bên cạnh yêu cầu các Bằng, Châu án cam kết phải có giỏ đựng rác, không đốt, rải vàng mã trên sông; cử lực lượng chèo ghe, thuyền thu gom rác thải trước, trong và sau lễ hội, lực lượng chức năng sẽ thường xuyên tuần tra bằng ca nô, đồng thời xử phạt mạnh tay nếu phát hiện những ai vi phạm”.
Điện Hòn Chén thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, là di tích cấp quốc gia đặc biệt, thuộc nhóm A. Cuối năm 2018, ngôi điện chính nơi đây được trùng tu với kinh phí khoảng 11 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa và hoàn thành vào đầu năm 2020. Tuy nhiên, do COVID-19 nên 2 đợt lễ hội diễn ra vào tháng 3 và tháng 7 Âm lịch năm ngoái đã phải tạm dừng.
Clip các đạo hữu, du khách tham dự lễ hội điện Huệ Nam sáng 13/4
Đăng Châu
- Theo dấu văn bia (13/08)
- Du khách than phiền dịch vụ ca Huế trên sông Hương (12/08)
- Nhiều phân loại khác nhau về hệ thống lễ hội tùy góc độ tiếp cận (11/08)
- Phối hợp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Huế (10/08)
- Nơi ươm mầm văn hóa (08/08)
- Bình minh bên dòng Hương (07/08)
- Đơn vị còn bao việc (07/08)
- Núi Bân bước ra từ “An Nam cổ tích” (07/08)
-
Du khách than phiền dịch vụ ca Huế trên sông Hương
- Đêm nghe ca Huế trên dòng Hương
- “Vì sao tôi không viết hồi ký”
- Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người xứ Huế
- Lễ hội “Hương xưa làng cổ” năm 2022 thu hút du khách
- Người lao động chữ nghĩa sẽ chẳng có lý do ngần ngại khi cầm bút
- Ấn tượng với cảnh quay về Huế trong “Em và Trịnh”
- Gấp rút chuẩn bị lễ hội “Hương xưa làng cổ” năm 2022
- Người Huế
- Âm nhạc đường phố
-
Gặp nhà nhiếp ảnh chiến trường Lâm Đức Hiền
- Vinh danh nghệ thuật Trúc Chỉ
- Bình minh bên dòng Hương
- Nơi ươm mầm văn hóa
- Cơn mưa trưa
- Nhiều phân loại khác nhau về hệ thống lễ hội tùy góc độ tiếp cận
- Núi Bân bước ra từ “An Nam cổ tích”
- Đơn vị còn bao việc
- Du khách than phiền dịch vụ ca Huế trên sông Hương
- Phối hợp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Huế
- Dieu hoa Daikin
- Báo giá quạt trần đẹp rẻ 2027
- Nhà phân phối Cáp điều khiển Altek Kabel
- Tìm hiểu Máy sấy Electrolux
- điều hòa nối ống gió Daikin chính hãng
- Xem thêm Https://dienmaythucpham.com/noi-nau-ruou-bang-dien/