ClockThứ Tư, 26/06/2019 08:40

Lễ tế Âm hồn tưởng nhớ sự kiện Thất thủ kinh đô

TTH.VN - Sáng sớm 26/6 (nhằm ngày 24/5 âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tế Âm Hồn năm 2019, tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ vong mạng trong biến cố Thất thủ Kinh đô năm 1885.

Lễ hội “Ẩm thực chay Huế 2019” thu hút gần 30 ngàn lượt kháchHàng ngàn khách hành hương tham dự lễ hội điện Hòn ChénTổ chức lễ tế đàn Âm hồn 2018Đặt biển bảo vệ di tích Đàn Âm Hồn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Dung làm chủ lễ tế

Việc tổ chức Lễ tế Âm Hồn không chỉ thể hiện sự tôn trọng lễ nghi, đạo lý dân tộc và hợp lòng dân, mà còn là dịp nhắc nhở mọi người dân về một bài học lịch sử của quê hương, dịp để tưởng nhớ sự kiện thất thủ Kinh đô, khi hàng nghìn người, từ người già, trẻ em, binh lính… bị chết khi thực dân Pháp xâm lược.

Đây là năm thứ 3 mà Lễ tế Âm Hồn tại đàn Âm Hồn (73 Ông Ích Khiêm, phường Thuận Hòa, TP. Huế) được tổ chức. Trước đó, vào năm 2017, lần đầu tiên tổ chức đại lễ cầu siêu. Các năm trước, lễ tế thường bắt đầu vào khoảng 3 giờ sáng, riêng năm nay, lễ tế được tổ chức vào lúc 6 giờ sáng. Việc tổ chức vào thời gian này giúp nhiều du khách và người dân thuận lợi đến tìm hiểu và thắp hương cầu nguyện.

Đàn Âm Hồn được triều đình nhà Nguyễn lập năm 1894, dưới triều vua Thành Thái, là nơi thờ tự, cúng tế vong linh các quan viên, binh lính, đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ Kinh đô Huế (ngày 5/7/1885, nhằm ngày 23/5 năm Ất Dậu).

Hàng năm cứ đến ngày 23/5 âm lịch, người dân ở Huế tổ chức cúng âm hồn tại đàn Âm Hồn và các miếu âm hồn nằm trong khu vực thành nội Huế. Ðây là một nghi lễ cầu cho các vong hồn được siêu thoát. Nghi lễ này là một sinh hoạt tâm linh, đồng thời cũng là nét văn hóa đẹp, đầy tính nhân văn của người dân Huế.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Tiếng chiêng báo hiệu bắt đầu lễ tế

Đội khí nhạc phục vụ lễ tế

Đọc chúc văn

Lễ tế Âm Hồn thể hiện tính nhân văn, đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của người dân Huế

Văn sớ được phục dựng như đúng nghi lễ dưới triều Nguyễn

Dâng rượu

Nghi thức đốt văn sớ và vàng mã

Người dân và du khách vào thắp hương cầu nguyện 

Đức Quang (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

Là địa phương có khá nhiều nghề, nghề truyền thống (NTT) và làng nghề truyền thống (LNTT) nên để khôi phục, bảo tồn và phát triển, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn
Chuyên gia Đức lan tỏa áo dài Việt

Thấm thoát đã 20 năm kể từ khi Andrea Teufel, chuyên gia bảo tồn, trùng tu người Đức đặt những bước chân đầu tiên đến Huế, để rồi bà đã chọn mảnh đất này làm quê hương thứ hai. Chính sự nỗ lực của Andrea Teufel cùng các cộng sự đã góp phần hồi sinh di sản Huế hôm nay.

Chuyên gia Đức lan tỏa áo dài Việt

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top