ClockThứ Tư, 22/03/2017 05:48

Lễ tế Xã Tắc diễn ra trong tiết trời thuận lợi

TTH.VN - Rạng sáng 22/3 (25/2 ÂL), tại Đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trang trọng tổ chức Lễ tế Xã Tắc năm 2017. Buổi lễ do ông Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm chủ lễ.

Đến dự có các ông: Lê Trường Lưu, UV BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thái Sơn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban, ngành và đông đảo người dân, du khách thập phương.

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm chủ lễ

Năm nay, thời tiết đẹp nên lễ tế diễn ra thuận lợi. Cũng như các năm trước, lễ tế Xã Tắc năm 2017 được tổ chức dựa theo các nghi thức truyền thống được nghiên cứu và điều chỉnh theo hướng tinh gọn, phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, hướng đến tính chân thật, gần gũi cuộc sống. Lễ tế diễn ra trong thời gian gần một giờ đồng hồ, tái hiện lại những nghi thức tế tự đúng theo hình thức cung đình, như: Lễ Thượng hương (dâng hương), lễ Nghinh thần (rước thần đến dự), lễ Điện ngọc bạch (dâng ngọc trắng), lễ Hiến tước (dâng rượu), Lễ Phú tộ (hưởng lộc), lễ Triệt soạn (hạ cỗ), lễ Tống thần (đưa tiễn thần), lễ Tư chúc bạch soạn (đốt chúc văn, ngọc lụa, bài vị)…

Lễ tế Xã Tắc là một nghi lễ truyền thống quan trọng ở nước ta trước đây nhằm cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, Nhân dân no ấm, thiên hạ thái bình. Các triều đại độc lập ở Việt Nam, từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến triều Nguyễn đều cử hành Lễ tế Xã Tắc vào mùa xuân hàng năm và luôn xem đây là quốc lễ. 

Với tính chất là một nghi lễ cung đình, Lễ tế Xã Tắc đã được nghiên cứu, phục hồi thành công và trở thành một nét văn hóa truyền thống độc đáo ở Thừa Thiên Huế, nhằm mục đích đáp ứng nguyện vọng của người dân luôn mong mỏi được dâng hương cầu nguyện, cùng đồng cảm trong hoài vọng quốc thái dân an, phong điều vũ thuận, đem lại hạnh phúc cơm no áo ấm cho Nhân dân. Lễ tế Xã Tắc được tổ chức tái hiện lần đầu tiên vào năm 2008. Từ đó đến nay, nghi lễ truyền thống này được tổ chức hàng năm vào dịp xuân.

Việc phục hồi thành công Lễ tế Xã Tắc nhằm góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp từ Lễ tế Xã Tắc của Việt Nam từng diễn ra trong lịch sử, đề cao những giá trị nhân văn sâu sắc của nghi lễ là: hình thức gắn kết giữa con người với thế giới tự nhiên; tôn vinh nền nông nghiệp nước nhà; biểu thị khát vọng cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình, đoàn kết, đổi mới và phát triển.

Bà Nguyễn Thị Nhàn, người dân TP. Huế cho biết, hằng năm vào dịp lễ tế Xã Tắc, bà đều đến đây để dâng hương, cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình, người thân. “Tham gia lễ tế không chỉ để cầu nguyện mà còn để gìn giữ truyền thống từ đời xưa để lại”, bà Nhàn nói.

Một số hình ảnh tại lễ tế do Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Ban chấp sự tiến hành nghi lễ 

Những người tham dự nghi lễ trong trang phục áo dài khăn đóng trang nghiêm

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiến hành nghi lễ tế đàn Xã Tắc

Khai trống

Nổi nhạc

Lễ dâng rượu

Nhiều người thành kính, trang nghiêm trong thời gian diễn ra lễ tế

Không gian lễ tế bên trong đàn Xã Tắc

Đông đảo người dân đến tham dự, dâng hương.

Hữu Phúc – Phan Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp lửa truyền thống cho chiến sĩ mới

Chiều 14/3, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh do Đại tá Phạm Tùng Lâm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Huấn luyện- Cơ động và nói chuyện truyền thống với 115 chiến sĩ mới (CSM) đang được huấn luyện tại đơn vị.

Tiếp lửa truyền thống cho chiến sĩ mới
Gặp chàng trai xứ Huế nhiều lần vô địch giải vật truyền thống

Sinh ra trong một gia đình nông dân ở thị trấn Sịa (Quảng Điền), Lê Phước Long (sinh năm 1996) mê bộ môn vật ngay từ lúc nhỏ. Chính thức bước lên sới vật để thi đấu năm 16 tuổi, đến nay Long đã đạt được những thành tích đáng kể với bộ môn thể thao truyền thống này.

Gặp chàng trai xứ Huế nhiều lần vô địch giải vật truyền thống
Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu

Không chỉ đảm nhận chức năng hàng lưu niệm, những sản phẩm được làm ra từ các làng nghề truyền thống còn mang trong mình sứ mệnh trang trí, đạo cụ cho những chương trình nghệ thuật. Những chiếc nón, hoa giấy, con diều đủ sắc màu đã giúp người xem hiểu hơn giá trị văn hóa làng nghề.

Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu
Return to top