ClockThứ Năm, 17/03/2016 14:27

Lệch chuẩn

TTH - Điều không thể chối cãi là hành vi luôn thể hiện văn hóa, cho dù ở những hành vi bé nhất.

Giận dữ, phẫn nộ, xấu hổ, ngại ngùng, không thể nào hiểu nổi... là những trạng thái cảm xúc được dư luận bày tỏ khi tiếp cận bằng nhiều hình thức khác nhau xung quanh một số hình ảnh phản cảm ở các lễ hội mùa xuân, như cướp ấn, tranh lộc ở đền Trần, đánh nhau, xô đẩy ở Hội Gióng, cướp phết ở Phú Thọ, chặt chém du khách ở một số điểm du lịch; thả hay nhét tiền vào tượng Phật;  tình trạng xả rác bừa bãi ở quảng trường sau mỗi lễ hội pháo hoa đón giao thừa, hội hoa xuân... diễn ra đây đó ở các vùng, miền của đất nước.

Người ăn xin bao vây khách thăm Tượng đài Quán Thế Âm. Ảnh Hồ Ngọc Minh

Thiếu khoa học và sự bài bản trong khâu tổ chức; nhẹ phần lễ, nặng phần hội và đâu đó nhiều lễ hội còn mang tính tự phát; nhiều người trẻ không thấu hiểu ý nghĩa mang tính văn hóa nguồn cội, lại sẵn sàng thể hiện tính manh động trong đám đông; việc coi trọng quá mức quyền lực và vật chất đến độ thần thánh hóa và biến đền chùa, miếu mạo thành nơi cầu chức, cầu danh, cầu lợi, ý thức văn hóa cộng đồng kém cỏi... là những lý giải của các chuyên gia tâm lý và xã hội học xung quanh hiện trạng này. Cũng có nhiều ý kiến được trao đổi, bày tỏ trong các diễn đàn để làm thế nào ngăn chặn sự biến tướng và phản văn hóa này, không phải bây giờ, mà cả một thời gian dài trước đó nữa. Tuy nhiên, sự việc, hiện tượng không giảm đi mà còn có chiều hướng gia tăng đã phần nào cho thấy, có lẽ chúng ta cũng chưa có cách tổ chức khoa học để phòng chống và ngăn chặn các tệ nạn; có lẽ còn có vấn đề gì đó chưa thấu đáo trong truyền đạt ý thức công dân và định hướng nhân cách cho những người trẻ. Cụ thể hơn, là mang tới cho họ những kỹ năng sống trong môi trường giao tiếp có văn hóa.

Là một phụ huynh, và cơ bản là một người công tác ở lĩnh vực xã hội, điều mà tôi thường nghĩ là cái gì đã làm cho con người ta dễ thay đổi, và hành vi cũng dễ trở nên tiêu cực khi họ nhẽ ra phải ứng xử một cách có văn hóa hơn khi đứng giữa, hay hòa mình vào đám đông? Liệu cái tôi bản thể có được điều chỉnh bởi những quan niệm sống tích cực? Tại vì sao những tranh giành, xung đột cá nhân, cái vì mình, vô lý thay lại dễ thấy và dễ “chường mặt” ra ngoài trong cách mà không ít người muốn thể hiện?

Điều không thể chối cãi là hành vi luôn thể hiện văn hóa, cho dù ở những hành vi bé nhất. Giáo dục đạo đức và ý thức công dân cũng là một môn học bên cạnh các môn học kiến thức, nhằm hướng đến việc xây dựng những con người toàn diện. Nhưng nếu chỉ nhà trường thôi là chưa đủ, khi mà gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các giá trị đạo đức ngay từ những nhận thức đầu tiên. Cũng vẫn là chưa đủ, khi môi trường xã hội ở xung quanh không thật lành, hoặc đang có vấn đề về sự lệch chuẩn. Thiếu sự hài hòa ở các ba yếu tố này, con người lớn lên, trưởng thành... dễ bị nhiễm cái tôi vị kỷ. Và đó cũng là yếu tố dẫn đến những hành động chỉ biết mình, cho mình và những gì thuộc về mình mà không chú ý đến cộng đồng, đến xã hội xung quanh. Đây là điều mà chúng ta không chỉ thấy ở những đám đông trong các dịp tranh cướp lễ vật, trong những bãi rác lộ thiên sau mỗi hội hè mà còn ở những  tiếng chửi thề trên đường phố, ở các vụ đánh nhau dằn mặt từ giang hồ đến nữ sinh, từ ngoài đời vào trong gia đình với những bất hòa ở những điều nhỏ nhặt nhất...

Câu chuyện về sự lệch chuẩn có lẽ còn dài, còn nhiều vấn đề mang tính xã hội và cần phải được định hướng, uốn nắn trở lại để hành vi phải là sự thể hiện của văn hóa. Tôi vẫn thấy nhiều người lập rào chắn cho con cái mình, nhưng điều đó cũng mới chỉ mang tính khu trú, đối phó và thiếu bền vững. Cần phải khẳng định là, chưa khi nào vai trò của gia đình, nhà trường lại trở nên quan trọng đến như thế khi những hành vi xấu đang có phần dễ lôi kéo và dễ tác động. Vấn đề là chúng ta chọn cách gì để bước ra khỏi tính khu trú và cũng xây dựng một môi trường trong lành hơn, nhân văn hơn và tiến bộ hơn chứ không vấp phải quá nhiều những giao tiếp lệch chuẩn như đã có trong cuộc sống mỗi ngày.

Minh Hà     

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Thông tin doanh nghiệp
Chạm tới cảm xúc: Hộp quà bánh trung thu cao cấp mang đến trải nghiệm tuyệt vời

Việc mua bánh trung thu không chỉ gói gọn vào chất lượng sản phẩm, thuyết phục vị giác mà hình thức bao bì bên ngoài trau chuốt cũng là điểm cộng lớn đánh vào tâm lý người dùng. Bởi, bánh trung thu không chỉ dâng lên bàn thờ tổ tiên, mà đây còn là món quà đại diện cho cá nhân, doanh nghiệp gửi tặng khách hàng, bạn bè,... Giúp thắt chặt mối quan hệ, ghi điểm trong mắt người nhận vào dịp đặc biệt này.

Chạm tới cảm xúc Hộp quà bánh trung thu cao cấp mang đến trải nghiệm tuyệt vời
Nóng tính, làm sao, kiềm chế

Nóng tính được hiểu đơn giản là không kiềm chế được cảm xúc, dễ xúc động theo chiều hướng tiêu cực dẫn đến nhiều hệ lụy không đáng có. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nóng tính có thể là do tức giận, khó chịu, sợ hãi, quá kích thích và mệt mỏi cũng có thể dẫn đến phản ứng nóng tính.

Nóng tính, làm sao, kiềm chế
Return to top