ClockChủ Nhật, 14/08/2016 11:45

Lên Huế trọ học…

TTH - Để đầu tư cho con đường học tập, nhiều học sinh chấp nhận xa gia đình, tự lực chuyện ăn uống, sinh hoạt...

Trọ học bên ngoài

“Cháu chỉ định thi Quốc Học cho biết, khi đậu thì lại muốn đi học cho bằng được. Ba mẹ lo chuyện con gái xa nhà sẽ khổ, nhưng tôn trọng quyết định của con nên cháu khăn gói vào Huế trọ học”, Ngọc Hà - cựu học sinh Quốc Học tâm sự. Tự nhận mình khó tính, không thích đông người, Hà không ở KTX của trường mà chọn ở trọ bên ngoài. Hà kể, hồi lớp 10, ở cùng một bạn học chuyên Hóa, phòng trọ không được tiện nghi, lại chưa thích nghi với cuộc sống tự lập, những lúc hỏng nước, hỏng khóa, hỏng điện... đành chịu khổ chứ không dám nhờ vả ai, có khi hai, ba hôm sau mới sửa được. Có hôm cháy cầu chì trong khi sáng hôm sau có bài kiểm tra, nên cháu phải thắp nến, vừa học vừa nơm nớp sợ, Hà nhớ lại.

Tự học tại ký túc xá Quốc Học

Hoàng Nguyên, cậu học trò chuyên Hoá Quốc Học vừa tốt nghiệp Đại học Sư phạm bùi ngùi chia tay với “bà chủ trọ”, nơi Nguyên đã gắn bó gần hết thời HS và bốn năm sinh viên. Là học trò vùng Quảng Điền, Nguyên lên học Quốc Học. Năm đầu ở KTX của trường, năm thứ hai ra ngoài vì những sở thích cá nhân. Suốt năm lớp 11, cậu chuyển trọ mấy lần, nơi nào cũng gặp phải những lý do “không đâu” như vệ sinh không tốt, hay mất cắp vặt, quan hệ chủ nhà không tốt... Cuối cùng “đậu” lại ở nhà trọ xóm Linh Quang, rồi ở luôn những năm sinh viên. Với Nguyên, bà chủ và bạn bè xóm trọ này đã trở nên gắn bó, khi chia tay cũng thật ngậm ngùi.

Không phải ai cũng gặp may như Nguyên, nhiều khu trọ hiện là điểm nóng mất trộm, từ xe đạp, máy tính, điện thoại thậm chí cả áo quần là những điều khiến cuộc sống xa nhà của các em bất ổn.

Ở KTX là quyết định đúng

Hàng năm, Trường THPT chuyên Quốc Học có trên 400 HS nhập học, các em là những HS tiêu biểu trong phong trào học tốt. 40% trong đó là HS nông thôn và ngoại tỉnh, các em phải sống xa nhà, nhưng chỉ 10% đăng ký nội trú.

Ở KTX, các em ăn, ngủ, học tập vui chơi trong không gian khá yên tĩnh, gồm 14 phòng nhà hai tầng, một phòng khoảng 40m2, có công trình phụ riêng, hành lang sau để phơi áo quần. Thường vào năm học, mỗi phòng có khoảng 7 HS vào ở. Giá phòng “cực mềm”: 400.000 đồng/phòng, điện nước 6 tháng tính một lần, trung bình mỗi HS không quá 40.000 đồng phụ thu. KTX có nhà xe riêng, có ban tự quản, giáo viên phụ trách và y tế với chế độ kiểm tra đều đặn.

Một HS nội trú chi cho chỗ ở, điện, nước trung bình trên, dưới 90.000 đồng/tháng. Mùa hè, HS có nhu cầu ở lại chỉ cần đăng ký với ban quản lý. Tiền phí mùa hè cao hơn, cả phòng và điện, nước gộp chung là 800.000 đồng/phòng chia cho 4, 5 em, mỗi em khoảng 200.000 đ/tháng. Đây là số tiền khá thấp, nhất là so với chi phí trọ học của HS xa nhà tại Huế hiện nay.

Ba của Phương Nhi (HS lớp 11 chuyên toán, phòng 7) cho biết, năm trước do không chú ý nên ông không đăng ký cho con vào nội trú. Phương Nhi ở ngoại trú, thuê nhà ở An Cựu với chị học lớp 12, mỗi tháng tiền nhà của hai chị em là 1,2 triệu đồng chưa kể điện, nước. Chủ động đi về nhưng chi phí cao. Năm nay Nhi đăng ký vào KTX, mới ở gần 2 tháng hè nhưng em và ba mẹ thấy đây là lựa chọn đúng.

Hoàng Nhung, lớp 11 sử (phòng 11) có hoàn cảnh khá đặc biệt, ba mẹ em là người Điền Hoà (Phong Điền), hiện sống tại Bình Dương. Trở thành thành viên của lớp chuyên, với Nhung, việc chọn vào KTX của trường được ba mẹ và ông bà nội tán thành vì tin tưởng môi trường KTX an toàn hơn trọ học ở ngoài. Ba Nhung cho rằng: “Chi phí ở ngoài dù cao mấy gia đình cũng cố, nhưng nếu chỉ vì thêm một chút thoải mái trong không gian sống mà thêm nguy hiểm thì thà ở nội trú. Vì vậy chúng tôi chọn KTX của trường”.

Quỳnh Hương, bạn cùng phòng Nhung, học 11 chuyên sinh là “dân” Điền Lộc, Phong Điền thi đậu Quốc Học, Hương khăn gói vào Huế và trở thành thành viên của KTX Quốc Học từ năm lớp 10. Hè này, cô bé chỉ ra nhà vài ngày cho “đỡ nhớ” thời gian còn lại cô đăng ký ở KTX để học hè. Ba Quỳnh Hương tâm sự, ông tin tưởng vào tính an toàn của KTX hơn nhà trọ vì KTX có đủ ban bệ quản lý lại nằm ngay trong khuôn viên trường nên có thể yên tâm về độ an toàn... 

Yến Nhi (cựu HS) gắn bó với KTX Quốc học 2 năm. Nhi kể, tuy điều kiện chưa cao, nhưng đây là khu KTX có không khí học tập tốt. Là một nữ sinh nông thôn lên thành phố, Yến Nhi cho rằng việc ở KTX nhà trường là một lựa chọn đúng. Suốt ba năm THPT điểm trung bình năm của Nhi luôn trên 9,2. Với thành tích học tập tốt, Nhi đã trở thành thủ khoa ngành khi thi vào Đại học Sư phạm Huế.

Khi hỏi tại sao chọn KTX của trường thay vì trọ học ở ngoài, cả Nhi, Nhung, Hương… đều cho rằng ngoài tiền trọ thấp, thì KTX thuận tiện trong việc đi học và an toàn. Các thành viên KTX cho biết, khu KTX không bao giờ xảy ra trộm vặt. Ở KTX ngoài giảm việc đi lại trên đường, các em còn có cơ hội tham gia các CLB của trường. Buổi sáng có thể đi bơi, buổi chiều cùng nhau chơi bóng, đánh cầu lông… ngay trong khuôn viên trường, đây là những hoạt động mà chưa có khu nhà trọ nào làm được.

Hiện,  KTX của trường khá ưu việt so với việc trọ học ở ngoài. Tuy nhiên, KTX cần có “sức tải” lớn cũng như đầu tư toàn diện, tập trung hơn.

Bài, ảnh: HƯƠNG GIANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”
Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Trao đổi kinh nghiệm chi trả giảm phát thải khí nhà kính

Từ ngày 19-21/3, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh đón đoàn công tác Quỹ BV&PTR tỉnh Hà Tĩnh đến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA).

Trao đổi kinh nghiệm chi trả giảm phát thải khí nhà kính
Cần suy nghĩ thấu đáo cho con

Nhận điện thoại của em gái, là giáo viên của một trường tiểu học; giọng em có vẻ gấp gáp, hốt hoảng, nhờ tôi tư vấn (vì trước đây tôi từng có thời gian công tác trong ngành tòa án).

Cần suy nghĩ thấu đáo cho con

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top