ClockThứ Năm, 09/10/2014 13:11

Lên núi trồng rừng

TTH - Là một trong những người tiên phong trong phong trào phủ xanh đất trống đồi núi trọc những năm 1990-1991, đến nay người cựu binh Lê Bình Sự, thôn Thọ Bình, xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, đã nắm trong tay 30 ha rừng tràm, trị giá hàng trăm triệu đồng. Ông cũng là người đầu tiên ở Lâm trường Tiền Phong nghiên cứu và áp dụng thành công trồng keo mô thay cho cây keo tai tượng và tràm hoa vàng để nâng cao giá trị kinh tế.

Trang trại của ông Sự cũng là nơi được dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp chọn thí điểm làm mô hình trình diễn A4 “Trồng rừng hỗn giao và cây bản địa sản xuất gỗ lớn”. Là thành viên tích cực của Câu lạc bộ Doanh nhân – Chủ trang trại Cựu chiến binh tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Sự luôn nêu cao tinh thần “Bộ đội Cụ Hồ” và giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho những hộ gia đình.

Gần bước qua tuổi 80, ông Sự vẫn tự mình làm hầu hết công việc ở trang trại.
Chưa đầy 20 tuổi, ông Sự tình nguyện đi bộ đội, tham gia chiến đấu tại các mặt trận từ Bắc vào Nam cho đến mặt trận biên giới, chiến trường Campuchia. Năm 1990, xuất ngũ, ông trở về Huế, tập trung làm kinh tế. ông xoay xở nhiều nghề nhưng gia đình vẫn lâm phải cảnh khó khăn. Ông thường trăn trở làm sao để thoát khỏi cảnh nghèo, để làm giàu bằng chính bàn tay của mình.
Giai đoạn 1990-1991, khi Nhà nước có chủ trương giao đất, ông nhận 30 ha đất hoang hóa trồng rừng. Để lại vợ con ở thành phố, ông cùng với người con trai cả khăn gói lên vùng núi Bình Thành lập nghiệp. Những năm đầu, cha con ông ngày đêm kiên trì, cải tạo đất và đào hố trồng cây. Với tính cách kiên trì, không ngại khó, ngại khổ sau gần 5 năm khai hoang, phục hóa, học hỏi kinh nghiệm mô hình trồng rừng từ nhiều nơi,30ha rừng của ông Sự đã được phủ xanh. Khi rừng tràm phát triển tốt, ông tận dụng những diện tích đất đồi có độ ẩm cao để trồng chè, ngô, khoai, sắn... và nhiều loại cây ăn quả khác. Thấy mô hình đem lại hiệu quả, nhiều gia đình trong vùng làm theo và dần trở thành phong trào trồng rừng trên địa bàn xã, biến vùng đồi núi toàn cỏ thành những cánh rừng keo, rừng tràm xanh tốt.
Ông Sự cũng là người đầu tiên mạnh dạn đưa mô hình VAC (vườn-ao-chuồng) vào áp dụng và thành công. Ngoài trồng cây ăn quả, ông còn nuôi thêm nhiều loại gia súc, gia cầm. Năm 2013, đàn trâu của ông lên đến 30 con, đàn dê hơn 100 con và hàng chục con heo thịt. Ngoài ra, lợi dụng địa thế thiên nhiên, ông chắn một đoạn hồ Khe Rầm đoạn đi qua trang trại của ông để làm ao nuôi cá, đến nay cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.
Gần 80 năm cuộc đời, người cựu binh Lê Bình Sự luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bác Hồ là thần tượng lớn nhất trong cuộc đời ông, là người đã soi sáng cho con đường ông đi. Ông Sự xây dựng căn nhà sàn hoàn toàn bằng gỗ tràm được chọn lựa từ rừng tràm của ông, trong ngôi nhà ấy, ảnh Bác được đặt ở vị trí trang trọng nhất.
Không chỉ nêu gương trong phát triển kinh tế, ông Sự còn là thành viên tích cực của chi hội Cựu chiến binh Bình Thành. Ông quan tâm đến đời sống của từng hội viên, thăm hỏi những người ốm đau, hỗ trợ hội viên xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. Với lối sống gương mẫu, cần kiệm, liêm chính ông luôn được người dân trong vùng ngưỡng mộ, nể phục.
Thanh Trà
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Vé máy bay, tàu lửa “nóng dần” vào dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đang đến gần nên nhu cầu đặt vé tàu lửa, máy bay để đi du lịch hay về quê hiện nay khá chộn rộn. Dịp lễ năm nay được nghỉ liên tục 5 ngày nên nhiều người có kế hoạch đặt mua vé sớm với hy vọng để “săn” vé giá rẻ.

Vé máy bay, tàu lửa “nóng dần” vào dịp lễ
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Return to top