ClockThứ Năm, 20/07/2017 06:39

LHQ: Cần làm nhiều hơn nữa để bào vệ người dân khỏi thuốc lá

TTH.VN - Theo Tổ chức Y tế của Liên Hiệp quốc (WHO), bất chấp các biện pháp bảo vệ đa số người dân khỏi bệnh tật và tử vong do thuốc lá, ngành công nghiệp thuốc lá vẫn tiếp tục cản trở nỗ lực của các chính phủ trong việc thực hiện đầy đủ các biện pháp can thiệp.

11% thiếu niên trẻ trên thế giới hút thuốc láWHO: Thuốc lá tàn phá môi trường, làm 7 triệu người thiệt mạng mỗi nămIndonesdia tiến hành từng bước nhỏ chống thuốc láHút thuốc trong thai kỳ gây tổn hại đến mắt của thai nhiNgửi khói thuốc từ thời thơ ấu có thể làm tăng nguy cơ sẩy thaiThuốc lá cướp đi 1 nghìn tỷ USD, 8 triệu mạng sống/năm

Một biển báo khu vực không hút thuốc. Ảnh: WHO

Báo cáo của WHO về đại dịch thuốc lá toàn cầu (được đưa ra bên lề diễn đàn chính trị cấp cao LHQ về phát triển bền vững ở New York ngày hôm qua) cho biết, "1/3 các nước có hệ thống toàn diện để theo dõi việc sử dụng thuốc lá, nhưng các chính phủ vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa để ưu tiên hoặc tài trợ cho lĩnh vực này".

Báo cáo cho thấy khoảng 4,7 tỷ người - tương đương với hơn 60% dân số toàn cầu - được bảo vệ bởi ít nhất một biện pháp kiểm soát thuốc lá của Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá của WHO (WHO FCTC), ví dụ như thiết lập khu vực không hút thuốc và cấm quảng cáo các sản phẩm thuốc lá...

Trong báo cáo, người đứng đầu WHO cũng kêu gọi các chính phủ kết hợp tất cả các quy định của WHO FCTC vào các chương trình và chính sách kiểm soát thuốc lá quốc gia ở mỗi nước và để chống lại nạn buôn bán thuốc lá bất hợp pháp.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO nói rằng, "hợp tác cùng nhau, các nước có thể ngăn ngừa hàng triệu người chết vì bệnh tật liên quan đến thuốc lá, và tiết kiệm hàng tỷ USD mỗi năm giành cho chi phí chăm sóc sức khoẻ và thiệt hại do giảm năng suất".

Trong khi đó, ông Douglas Bettcher - giám đốc Phòng chống các bệnh không lây nhiễm (NDCs) của WHO cho biết, sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá đối với việc hoạch định chính sách của chính phủ là "rào cản chết người đối với việc đẩy mạnh sức khoẻ và sự phát triển ở nhiều quốc gia".

Kiểm soát việc sử dụng thuốc lá là một phần quan trọng của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững. Theo một thông cáo báo chí được đưa ra, Chương trình nghị sự bao gồm các mục tiêu nhằm tăng cường việc thực hiện WHO FCTC và giảm 1/3 số ca tử vong sớm do các bệnh NCD, bao gồm cả bệnh tim, phổi, ung thư và tiểu đường.

                        Bảo Nghi (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giờ Trái đất:
Tắt đèn, hành động vì khí hậu

Phong trào môi trường toàn cầu lớn nhất vừa được tổ chức vào ngày 23/3, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mọi người trên khắp thế giới tắt đèn để ghi nhớ cuộc khủng hoảng hành tinh trong Giờ Trái đất, trong bối cảnh những người trẻ tìm kiếm cách làm mới để thúc đẩy hành động vì khí hậu.

Tắt đèn, hành động vì khí hậu
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết đầu tiên về AI

Ngày 21/3 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua một nghị quyết mang tính bước ngoặt về việc thúc đẩy các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) "an toàn, bảo mật và đáng tin cậy" để mang lại lợi ích là sự phát triển bền vững cho tất cả mọi người.

Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết đầu tiên về AI
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Return to top