LHQ chỉ trích biện pháp đối xử với người tị nạn của Hungary
TTH.VN - Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon ngày 16/9 lên tiếng chỉ trích hành động đối xử với người tị nạn của Hungary là “không thể chấp nhận”, sau khi cảnh sát dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán người tị nạn tại biên giới của nước này với Serbia.
"Tôi đã bị sốc khi nhìn thấy cách mà những người tị nạn bị đối xử. Điều đó là không thể chấp nhận được", ông Ban nói trong một cuộc họp báo khi được hỏi về vụ xung đột vừa xảy ra tại biên giới Hungary-Serbia.
![]() |
Người tị nạn chạy trốn khỏi hơi cay do cảnh sát chống bạo động Hungary sử dụng tại biên giới với Serbia. Ảnh: AFP |
Tổng thư ký LHQ nhấn mạnh, "đây là những người chạy trốn khỏi chiến tranh và khủng bố. Chúng ta phải giúp đỡ họ và họ phải được đối xử như con người".
Cùng ngày 16/9, cảnh sát Hungary đã có cuộc đụng độ trong nhiều giờ với hàng trăm người tị nạn, sau khi chính phủ đóng cửa biên giới phía nam với Serbia, một trong những điểm nhập cảnh lớn nhất của người tị nạn vào Liên minh châu Âu (EU).
Theo phóng viên AFP tại hiện trường, cảnh sát sử dụng ít nhất 20 quả lựu đạn hơi cay trong khi đám đông hô vang khẩu hiệu bằng tiếng Ả Rập. Nhiều trẻ em không ngừng khóc thét do ảnh hưởng của hơi cay và bị lạc mất gia đình, một số xe cứu thương được huy động đến cửa khẩu biên giới.
Trước đó, LHQ không ngừng kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu phát huy nhân quyền, trong bối cảnh lục địa này đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng người tị nạn tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II.
Ngoài ra, Tổng thư ký Ban Ki-moon lên tiếng ca ngợi Lebanon, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận hàng triệu người tị nạn từ cuộc chiến ở Syria, hiện đang bước sang năm thứ 5. Ông cũng kêu gọi Đức, Thụy Điển và Áo "mở cửa và thể hiện tình đoàn kết", đồng thời hoan nghênh Anh và Kuwait đã cung cấp hỗ trợ tài chính để giải quyết cuộc khủng hoảng nói trên. Tuy nhiên, ông Ban cũng cho rằng, các nước châu Âu khác thiếu những phản ứng cụ thể.
"Tôi yêu cầu mọi người cần đứng ở vị trí của những người tị nạn để hành động. Khi những người này phải đối mặt với bom thùng và sự tàn bạo ở quê hương, họ sẽ tiếp tục tìm kiếm cuộc sống ở nơi khác. Đây là quy luật tự nhiên và là những gì mọi người trong chúng ta sẽ hành động cho bản thân và con cháu của chúng ta”, Tổng thư ký LHQ nói thêm.
Cuộc khủng hoảng tị nạn của châu Âu dự kiến sẽ là tâm điểm trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo thế giới nhóm họp tại hội nghị do LHQ chủ trì, dự kiến khai mạc vào ngày 25/9 tới đây.
Lê Thảo (lược dịch từ AFP & Ipresspage)
- Châu Á: Nhiều doanh nghiệp chuyển sang bao bì có thể ăn được (11/04)
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia (11/04)
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo (10/04)
- Singapore là nước đầu tiên phê chuẩn hiệp định RCEP (10/04)
- Hoàng thân Philip, chồng Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ Nhị qua đời (10/04)
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ (10/04)
- Thổ Nhĩ Kỳ tìm nguồn cung ứng sản phẩm, linh kiện điện tử từ Việt Nam (09/04)
- Dại dịch COVID-19 để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng (09/04)
-
Châu Á: Nhiều doanh nghiệp chuyển sang bao bì có thể ăn được
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia
- Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
- Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới
- Canada và ASEAN đẩy mạnh quan hệ hợp tác
- Mỹ, Pháp, Nhật gồng mình chống dịch, Anh bắt đầu kế hoạch mở cửa kinh tế
- Bloomberg: Nền kinh tế thế giới có nguy cơ “phân kỳ nguy hiểm”
- Ùn tắc giao thông tại kênh đào Suez đã hoàn toàn được giải tỏa
- Từ sự cố ở kênh đào SUEZ nghĩ đến tầm quan trọng của vận tải biển đối với thương mại toàn cầu
-
Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
- Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ vận động chống kỳ thị với người gốc Á
- Việt Nam kêu gọi tăng nỗ lực thực hiện hiệp định hòa bình tại Mali
- Ai Cập: Giao thông hàng hải dọc kênh đào Suez 'tuyệt đối an toàn'
- Philippines quan tâm đến việc gia nhập hiệp định CPTPP
- COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN
- Canada và ASEAN đẩy mạnh quan hệ hợp tác