Thế giới

LHQ công bố kế hoạch trị giá 3,1 tỷ USD cho hệ thống cảnh báo sớm thảm họa

ClockThứ Ba, 08/11/2022 17:15
TTH.VN - Theo tin từ AFP, Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa công bố kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm toàn cầu đối với các hiện tượng thời tiết cực đoan đe doạ tính mạng con người và gây thiệt hại về tài sản do biến đổi khí hậu.

Từ “cảnh báo sớm” đến “hành động sớm”Hàng triệu dân sống dọc sông Mekong nhận thông báo lũ lụt, hạn hán qua FacebookĐức cảnh báo không còn nhiều thời gian cho thỏa thuận BrexitNhật Bản sắp thử nghiệm hệ thống cảnh báo thảm họa cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Cảnh báo sớm các thảm hoạ như động đất, sóng thần... có thể cứu sống nhiều mạng người và hạn chế thiệt hại. Ảnh: AFP/NLD

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP27 đang diễn ra ở Ai Cập, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết kinh phí ban đầu cho hệ thống cảnh báo sớm này khoảng 3,1 tỷ USD từ năm 2023 đến năm 2027, tương đương với chưa tới 50 cent/năm cho mỗi người dân trên thế giới – là mức chi phí rất thấp cho các phương pháp đã được chứng minh có thể cứu sống hàng nghìn, thậm chí hàng triệu, sinh mạng.

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), con số 3,1 tỷ USD chỉ chiếm một phần nhỏ - khoảng 6% - trong số 50 tỷ USD tài trợ cho việc thích ứng được yêu cầu. Trong khi đó, nhu cầu về hệ thống cảnh báo sớm là “cấp thiết” khi số lượng các thảm họa liên quan đến thời tiết được ghi nhận đã tăng gấp 5 lần, một phần là do biến đổi khí hậu do con người gây ra và thời tiết khắc nghiệt hơn.

Tổng thư ký Guterres nêu rõ ông kêu gọi xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm để trong vòng 5 năm tới, “mọi người dân trên Trái đất đều được bảo vệ”, trong đó ưu tiên hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất trước tiên. 

Được biết, ngay cả khi các sự kiện thời tiết khắc nghiệt ngày càng diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu, thì 50% các quốc gia trên thế giới vẫn đang thiếu các hệ thống cảnh báo sớm tiên tiến – vốn có thể cứu mạng con người.

Theo LHQ, ở các quốc gia có cơ sở hạ tầng thiếu thốn, tỷ lệ tử vong do thiên tai cao gấp 8 lần so với các quốc gia được trang bị đầy đủ. Một hệ thống cảnh báo sớm phù hợp về lũ lụt, hạn hán, sóng nhiệt, lốc xoáy hoặc các thảm họa khác sẽ có thể giúp các chính phủ lập kế hoạch giảm thiểu các tác động bất lợi vì các hiện tượng tự nhiên.

Thực tế, số người bị ảnh hưởng bởi thiên tai đã tăng gần gấp đôi trong 2 thập kỷ qua, nhưng số người thiệt mạng hoặc mất tích đã giảm một nửa. Điển hình như khi cơn bão Bhola tấn công Bangladesh ngày nay vào năm 1970, nó đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người, khiến quốc gia này – được thành lập 1 năm sau đó, đã chủ động đầu tư vào công nghệ dự báo thời tiết, nơi trú ẩn an toàn và mạng lưới tình nguyện viên dọc bờ biển. Đến năm 2020, cơn bão Amphan với độ mạnh tương tự đã đổ bộ vào Bangladesh, nhưng số người thiệt mạng chỉ dừng ở mức 26 người.

Trong một tuyên bố, Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) Petteri Taalas nhấn mạnh: “Cảnh báo sớm sẽ có thể cứu mạng con người và mang lại lợi ích kinh tế to lớn. Chỉ cần thông báo trước 24 giờ về một sự kiện thời tiết nguy hiểm sắp xảy ra là có thể giảm 30% thiệt hại sau đó”.

Ủy ban Toàn cầu về Thích ứng cũng nhận thấy rằng chỉ cần chi 800 triệu USD cho các hệ thống cảnh báo sớm ở các nước đang phát triển sẽ giúp tránh được thiệt hại từ 3 tỷ - 16 tỷ USD mỗi năm.

Theo Tổng thư ký WMO, những tiến bộ đó chỉ có thể đạt được khi ứng dụng các mạng lưới quan sát và công nghệ dự báo dựa trên khoa học, một cơ sở hạ tầng cảnh báo sớm hoàn chỉnh, kết hợp với khả năng ứng phó của quốc gia và cộng đồng, cùng với những tiến bộ trong hệ thống viễn thông để có thể truyền thông tin đến người dân một cách nhanh chóng.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN & AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội đồng Bảo an LHQ: “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về chủ đề “Vai trò của những người trẻ tuổi trong việc giải quyết các thách thức an ninh ở Địa Trung Hải” diễn ra tại Malta, các quan chức chính trị và hòa bình hàng đầu của LHQ đã nhấn mạnh vai trò then chốt của thanh niên trong việc định hình tương lai của xã hội, khẳng định sự cần thiết phải gắn kết thanh niên vào việc ra quyết định về nhiều vấn đề, từ xung đột cho đến biến đổi khí hậu.

Hội đồng Bảo an LHQ “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Return to top