Thế giới

LHQ đánh giá hiệu quả thực hiện thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen

ClockThứ Bảy, 14/01/2023 14:56
Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách các vấn đề chính trị và xây dựng hòa bình Rosemary DiCarlo ngày 13/1 cho rằng thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc và phân bón qua các cảng ở Biển Đen tiếp tục đạt hiệu quả, thể hiện qua việc giá lương thực toàn cầu giảm.

LHQ hoan nghênh việc gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển ĐenLiên Hiệp Quốc nỗ lực gia hạn sáng kiến ngũ cốc Biển ĐenG7 kêu gọi gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen

Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề chính trị và xây dựng hòa bình Rosemary DiCarlo. Ảnh tư liệu: Khắc Hiếu/TTXVN

Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an về vấn đề Ukraine, bà DiCarlo nhấn mạnh "bất chấp bối cảnh đầy thách thức, Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen tiếp tục tạo ra sự khác biệt, bao gồm cả việc giúp giảm giá lương thực toàn cầu" khi dẫn báo cáo của Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) về chỉ số giá lương thực tiếp tục giảm.

Theo bà DiCarlo, hơn 17 triệu tấn lương thực được xuất khẩu theo thỏa thuận trên, đã đến hoặc đang trên đường đến 43 quốc gia trên thế giới. Khoảng 20% tổng khối lượng lương thực này được vận chuyển đến các quốc gia mà Ngân hàng Thế giới (WB) xếp vào nhóm các nền kinh tế có thu nhập thấp hoặc trung bình thấp.

Bà DiCarlo cho biết thêm LHQ cũng sẽ tiếp tục phối hợp với tất cả các bên liên quan để loại bỏ những trở ngại cản trở hoạt động xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga, trong đó có cả amoniac. Bà nhấn mạnh "những mặt hàng xuất khẩu này là chìa khóa để duy trì đà giảm giá và hạn chế tình trạng mất an ninh lương thực, và chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan hợp tác vì mục tiêu đó". 

Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen được Nga và Ukraine ký riêng rẽ với LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7/2022 tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giải quyết vấn đề cung cấp lương thực và phân bón ra thị trường toàn cầu. Thỏa thuận này ban đầu có hiệu lực trong vòng 120 ngày và hết hạn vào ngày 19/11. Đến ngày 17/11/2022, thoả thuận trên đã được nhất trí gia hạn 4 tháng.

Theo TTXVN 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ thắt chặt xuất khẩu gạo, đe dọa giá lương thực toàn cầu

Để đảm bảo an ninh lương thực trong nước, Ấn Độ đang ngày càng hạn chế hơn đối với việc xuất khẩu gạo. Động thái này của nước xuất khẩu gạo hàng đầu có khả năng sẽ tiếp tục siết chặt nguồn cung ngũ cốc toàn cầu, đồng thời làm tăng giá gạo trên thế giới.

Ấn Độ thắt chặt xuất khẩu gạo, đe dọa giá lương thực toàn cầu
Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu

Sự sụp đổ của hành lang xuất khẩu Biển Đen - nơi đã tạo điều kiện cho hơn 32 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu trong năm qua, có nguy cơ gây căng thẳng thị trường trong trung hạn, đẩy giá lương thực lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói kém.

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu
FAO: Giá lương thực thế giới tăng lần đầu tiên trong năm

Chỉ số giá lương thực thế giới của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) đã tăng trong tháng 4/2023 - lần tăng đầu tiên trong vòng một năm qua, nhưng vẫn thấp hơn gần 20% so với mức cao kỷ lục vào tháng 4/2022, sau khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine.

FAO Giá lương thực thế giới tăng lần đầu tiên trong năm
Return to top