ClockThứ Bảy, 14/07/2018 07:11

LHQ đạt hiệp ước quản lý di cư toàn cầu đầu tiên

TTH.VN - Liên Hiệp quốc (LHQ) ngày 13/7 đạt sự đồng thuận về các cách thức khác nhau để đối phó với hàng triệu người di cư di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, vượt qua những vấn đề "ngờ vực" và "khó khăn" để xây dựng một hiệp ước di cư đầu tiên trong lịch sử.

Hơn 1.000 người di cư tử vong trên Địa Trung Hải trong năm nayLHQ: 920.000 người phải di cư để tránh ảnh hưởng của chiến tranh SyriaLHQ ra mắt kế hoạch toàn cầu tăng cường bảo vệ người di cư trong nướcHàng chục ngàn người di cư thiệt mạng trên đường đến châu Âu từ năm 2000LHQ: Khủng hoảng đói nghèo càng làm trầm trọng thêm vấn nạn di cưLHQ hoan nghênh chính sách bảo vệ trẻ em di cư và tị nạn của EU

Ông Miroslav Lajčák, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc khóa 72 (bên trái) cùng các nhà lãnh đạo tại trụ sở LHQ ở thành phố New York, Mỹ ngày 13/7. Ảnh: UN Photo

Thỏa thuận không ràng buộc nhằm mục đích làm cho việc di cư an toàn và trật tự, trong bối cảnh các vấn đề về chủ quyền quốc gia và hợp tác quốc tế, các quan chức LHQ cho hay.

Động thái này được thực hiện sau cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu hồi năm 2015, khi xuất hiện dòng người tị nạn và di cư lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáng chú ý, theo số liệu của LHQ, khoảng 250 triệu người trên khắp thế giới là người di cư, tương đương 3,4% dân số toàn cầu.

Ông Miroslav Lajčák, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp quốc khóa 72 phát biểu trong một cuộc họp báo: “Di cư là một thực tế. Nó đã diễn ra trong nhiều thế kỷ và sẽ tồn tại thêm hàng thế kỷ. Tuy nhiên, chúng ta chưa bao giờ có một công cụ giúp chúng ta lãnh đạo, quản lý quá trình này. Chúng ta đã ở chế độ phản ứng".

Bên cạnh đó, ông Miroslav Lajčák cũng gọi đây là một “thời khắc lịch sử”, bởi những tiềm năng to lớn của hiệp ước về quản lý di cư.

Được biết, Hiệp ước toàn cầu về Di cư An toàn, Trật tự và Thường xuyên chính thức nêu ra lý do tại sao người dân di cư, làm thế nào để bảo vệ họ, làm thế nào để hoà nhập họ vào những quốc gia mới, cũng như phương tiện để họ trở về nhà, cùng các vấn đề khác.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News & Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Hội đồng Bảo an LHQ: “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về chủ đề “Vai trò của những người trẻ tuổi trong việc giải quyết các thách thức an ninh ở Địa Trung Hải” diễn ra tại Malta, các quan chức chính trị và hòa bình hàng đầu của LHQ đã nhấn mạnh vai trò then chốt của thanh niên trong việc định hình tương lai của xã hội, khẳng định sự cần thiết phải gắn kết thanh niên vào việc ra quyết định về nhiều vấn đề, từ xung đột cho đến biến đổi khí hậu.

Hội đồng Bảo an LHQ “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

TIN MỚI

Return to top