ClockThứ Hai, 06/06/2016 13:59

LHQ: Hiệp ước chống đánh bắt cá bất hợp pháp chính thức có hiệu lực

TTH.VN - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hiệp Quốc vừa thông báo rằng, một hiệp ước quốc tế đột phá nhằm dập tắt nạn đánh cá bất hợp pháp chính thức có hiệu lực từ ngày 5/6 và hiện đang ràng buộc về mặt pháp lý đối với 29 quốc gia và một tổ chức khu vực tham gia hiệp ước.

EU mở rộng thời gian ân hạn xử phạt cho Thái Lan do đánh bắt cá trái phép

Một công nhân thủy sản với số cá đánh bắt được vào buổi sáng. Ảnh: UNFAO

"Đây là một trong những nỗ lực tuyệt vời nhằm tiếp tục xây dựng ngành thủy sản bền vững, giúp nuôi sống thế giới", Tổng giám đốc FAO, ông Jose Graziano da Silva cho biết trong một thông cáo báo chí.

Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển (PSMA) được thông qua như là một Hiệp định của FAO vào năm 2009 sau một năm dài nỗ lực ngoại giao. Đây cũng là hiệp ước quốc tế đầu tiên tập trung cụ thể vào việc đánh bắt cá bất hợp pháp.

PSMA yêu cầu các bên tham gia chỉ định những cảng cụ thể để tàu chở hàng nước ngoài sử dụng, tạo điều kiện cho việc kiểm soát dễ dàng hơn. Trong đó, những con tàu này phải có giấy phép trước khi cập cảng, cũng như phải cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, thỏa thuận còn kêu gọi các quốc gia từ chối nhập cảnh hoặc kiểm tra các tàu có liên quan đến hoạt động khai thác cá bất hợp pháp và đưa ra các hành động cần thiết. 

"Chúng tôi kêu gọi những quốc gia đã ký kết thỏa thuận bắt đầu thực hiện cam kết trong ngày hôm nay. Chúng tôi cũng mời các chính phủ chưa ký kết thỏa thuận cùng thực hiện những nỗ lực để dập tắt nạn đánh cá bất hợp pháp và đảm bảo tương lai của đại dương", ông Graziano da Silva nói thêm.

Hiện nay, các bên tham gia vào PSMA là: Australia, Barbados, Chile, Costa Rica, Cuba, Dominica, Liên minh châu Âu (với vai trò là một tổ chức thành viên), Gabon, Guinea, Guyana, Iceland, Mauritius, Mozambique, Myanmar, New Zealand, Na Uy , Oman, Palau, Hàn Quốc, Saint Kitts và Nevis, Seychelles, Somalia, Nam Phi, Sri Lanka, Sudan, Thái Lan, Tonga, Mỹ, Uruguay và Vanuatu.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN & WN)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Hội đồng Bảo an LHQ: “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về chủ đề “Vai trò của những người trẻ tuổi trong việc giải quyết các thách thức an ninh ở Địa Trung Hải” diễn ra tại Malta, các quan chức chính trị và hòa bình hàng đầu của LHQ đã nhấn mạnh vai trò then chốt của thanh niên trong việc định hình tương lai của xã hội, khẳng định sự cần thiết phải gắn kết thanh niên vào việc ra quyết định về nhiều vấn đề, từ xung đột cho đến biến đổi khí hậu.

Hội đồng Bảo an LHQ “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

TIN MỚI

Return to top