Thế giới Thế giới
LHQ: IS vẫn là “trung tâm của mối đe dọa khủng bố”
TTH.VN - Mặc dù đã mất đi thành trì cuối cùng ở Syria và thủ lĩnh đã bị tiêu diệt, nhưng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) vẫn là “trung tâm của mối đe dọa khủng bố xuyên quốc gia”, một quan chức cấp cao của Liên Hiệp quốc nhấn mạnh.
IS vẫn là “trung tâm của mối đe dọa khủng bố”. Ảnh: Foxnews
Trình bày báo cáo mới nhất của LHQ về IS trước Hội đồng Bảo an, ông Vladimir Voronkov - người đứng đầu Văn phòng chống khủng bố của LHQ, kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết trong cuộc chiến chống IS khi nhóm này đang cố “vươn vòi” mở rộng tới châu Phi, châu Âu và châu Á.
“Các phần tử IS vẫn đang tiếp tục tìm kiếm sự hồi sinh và các mối liên kết toàn cầu cả trực tuyến và ngoại tuyến, với tham vọng xây dựng lại sức mạnh cho các hoạt động quốc tế phức tạp. Các chi nhánh của IS tiếp tục theo đuổi chiến lược cố thủ trong các khu vực xung đột bằng cách khai thác những bất mãn ở các địa phương”, ông cho biết.
Theo báo cáo của LHQ, hàng ngàn người nước ngoài đã tới Syria và Iraq để gia nhập và hỗ trợ IS, và ước tính có tới 27.000 người vẫn còn sống. Những phần tử này sẽ tiếp tục đặt ra các mối đe dọa trong ngắn hạn và dài hạn. Ví như nhiều nước châu Âu đang lo ngại về việc khoảng 1.000 người bị kết án liên quan đến khủng bố dự kiến có thể được thả ra trong năm nay, trong đó một số cựu chiến binh sẽ được hồi hương.
Ông Voronkov cho rằng, dù IS đã mất thành trì cuối cùng tại Syria vào tháng 3 năm ngoái và chứng kiến sự thay đổi lãnh đạo sau cái chết của al-Baghdadi vào tháng 10, nhưng báo cáo của LHQ cho thấy nhóm này vẫn là trung tâm của mối đe dọa khủng bố xuyên quốc gia. Do đó, các nước vẫn phải cảnh giác và đoàn kết trong việc đương đầu với mối đe doạ này.
Đại diện của LHQ cũng nhấn mạnh rằng mối quan tâm cấp bách nhất hiện nay là tình trạng hơn 100.000 người liên quan đến IS, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, hiện đang ở trong các trại tạm giam và tạm trú.
Theo thông tin từ Giám đốc điều hành của Ủy ban chống khủng bố (CTED) Michele Coninsx, những người này đang sống trong điều kiện rất tồi tệ, khiến họ rất có thể càng trở nên cực đoan hoá. Bà Coninsx hoan nghênh các quốc gia nỗ lực hồi hương những phụ nữ và trẻ em này, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác có hành động tương tự.
BẢO NGHI (Lược dịch từ UN)
- Nga tiếp tục chuyển viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine (18/08)
- Sân bay Dubai của UAE nhộn nhịp chuẩn bị cho sự kiện World Cup (18/08)
- Thiếu hụt lao động, Australia cân nhắc tăng hạn ngạch nhập cư (18/08)
- Thái Lan không chào đón du khách tới hút cần sa (18/08)
- “Mê” trà sữa, Đông Nam Á chi 3,66 tỷ USD/năm, Việt Nam đứng thứ 3 khu vực (17/08)
- Dữ liệu lớn sẽ mang lại lợi ích hơn 100 tỷ USD cho Đông Nam Á (17/08)
- Bộ Phát triển Kinh tế Nga nâng dự báo khả quan với nền kinh tế (17/08)
- Thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế trong quan hệ Việt Nam-Lào (17/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát
- Bảng xếp hạng chỉ số tự tin du lịch của châu Á - Thái Bình Dương
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác