Thế giới Thế giới
LHQ: Nam Sudan cần phản ứng khẩn cấp trước cuộc khủng hoảng tị nạn
TTH.VN - Với khoảng hơn 3,5 triệu người phải di tản bên trong và bên ngoài biên giới Nam Sudan cùng hàng ngàn người lái xe tới các nước láng giềng mỗi ngày, cơ quan tị nạn Liên Hiệp quốc (LHQ) kêu gọi một giải pháp hòa bình khẩn cấp trước cuộc khủng hoảng người tị nạn tồi tệ nhất đang diễn ra hiện nay ở châu Phi.
Những người tị nạn Sudan Nam. Ảnh: UNHCR.
"Các báo cáo gần đây cho thấy, Nam Sudan đang phải vật lộn với cuộc sống thảm khốc trước nạn bắt cóc, cưỡng hiếp, lo sợ các nhóm vũ trang và các mối đe dọa đến cuộc sống, cũng như tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng", ông William Spindler, một phát ngôn viên của Văn phòng Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) cho biết trong một cuộc họp tại Geneva hôm qua (12/2).
"Hơn 60% những người tị nạn là trẻ em, trong đó nhiều đứa trẻ bị suy dinh dưỡng ở mức độ đáng báo động, do phải chịu đựng những tác động nghiêm trọng của cuộc xung đột đang diễn ra", ông nói thêm.
Tuy vậy, cuộc khủng hoảng dẫn đến số người phải di dời lớn thứ 3, chỉ sau Syria và Afghanistan và đang bước vào năm bạo lực thứ 4, lại không nhận được nhiều sự quan tâm.
UNHCR cho rằng, năng lực phản ứng của nước này đã hoạt động hết công suất và tình trạng thiếu vốn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến những nỗ lực quan trọng trong việc hỗ trợ cuộc sống người dân như cung cấp nước sạch, thực phẩm, các dịch vụ y tế và vệ sinh.
Tháng trước, cơ quan này điều chỉnh tăng các yêu cầu tài trợ cho Nam Sudan trong năm 2017 lên 781,8 triệu USD (cao hơn 61% so với ngân sách hoạch định trước đó) trong bối cảnh nhu cầu mới của những người di tản do các cuộc chiến mới, sự gia tăng bạo lực và mất an ninh lương thực ngày càng tăng cao.
LHQ cho biết, năm ngoái cơ quan này kêu gọi khoản tài trợ 649 triệu USD, nhưng thực tế chỉ nhận được 33% số tiền cần thiết.
Bảo Nghi (Lược dịch từ UN)
- Cambodia Angkor Air nối lại chuyến bay đến Preah Sihanouk và Đà Nẵng (01/07)
- Việt Nam ủng hộ nỗ lực của Liên Hiệp quốc nhằm cải thiện an toàn giao thông (01/07)
- Bhutan sẽ mở cửa trở lại du lịch từ tháng 9/2022 (01/07)
- Lãnh đạo Lào, Cuba khẳng định quyết tâm thúc đẩy quan hệ song phương (01/07)
- Singapore có nguồn cung thịt gà mới - Indonesia (30/06)
- Campuchia: RCEP là đại diện cho hội nhập toàn cầu và khu vực (30/06)
- Nga khẳng định sẵn sàng giúp giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu (30/06)
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035 (29/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức