Thế giới Thế giới
LHQ ra mắt kế hoạch toàn cầu tăng cường bảo vệ người di cư trong nước
TTH.VN - Với nhiều cuộc khủng hoảng buộc hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa, các cơ quan LHQ, các chính phủ và đối tác đã đưa ra một loạt các biện pháp nhằm tăng cường bảo vệ những người di tản trong nước, cũng như tìm kiếm giải pháp để giải quyết các vấn đề của họ.
Những người di tản trong nước chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Ảnh: UNAMID
Trong một thông cáo báo chí về Kế hoạch Hành động 3 năm, ông Filippo Grandi, Cao ủy LHQ về người tị nạn cho biết, "giải quyết nhu cầu bảo vệ cho những người bị buộc phải di dời và tìm kiếm giải pháp cho hoàn cảnh của họ sẽ góp phần mang lại ổn định hơn cho các nước và toàn bộ khu vực".
Khung chính sách này được gọi là Kế hoạch Hành động nhằm thúc đẩy tiến trình phòng ngừa, bảo vệ và giải pháp cho người di cư trong nước (2018-2020), kêu gọi tất cả các bên liên quan tăng cường nỗ lực để ngăn chặn, phản hồi và giải quyết vấn đề di tản nội bộ. Đồng thời, kế hoạch cũng đề xuất các hoạt động cụ thể để tăng cường sự tham gia của những người di tản nội địa trong các quyết định liên quan đến họ, mở rộng luật pháp và chính sách quốc gia về di dời nội bộ cũng như các hành động để cải thiện việc thu thập và phân tích dữ liệu về sự dịch chuyển trên toàn cầu.
Đến cuối năm 2016, hơn 40 triệu người đã phải di tản bên trong quốc gia mình do tình trạng mất an ninh hoặc xâm phạm quyền lợi. Thêm 24 triệu người khác cũng buộc phải rời khỏi nhà cửa vì thiên tai. Hàng năm, khoảng 15 triệu người cũng bị di dời bởi các dự án phát triển.
Cần những bước đi táo bạo và đầy tham vọng
Trước tình hình này, Cecilia Jimenez-Damary, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về nhân quyền của những người di tản nội bộ cho rằng, cần phải có các bước đi "táo bạo và đầy tham vọng", "kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy một cuộc đối thoại chiến lược, hành động phối hợp và các nguồn lực đầy đủ để giải quyết tình trạng của người di tản nội bộ, đồng thời tham gia vào các quyết định ảnh hưởng đến họ".
Bên cạnh đó, Mark Lowcock, Phó Tổng Thư ký LHQ về Các vấn đề Nhân đạo cam kết rằng Tổ chức này sẽ tiếp tục làm việc với các Chính phủ và những người bị ảnh hưởng để đảm bảo rằng nhu cầu của họ được giải quyết.
Không ai bị bỏ lại phía sau
"Cộng đồng quốc tế cam kết sẽ không để ai tụt lại phía sau", ông Lowcock, người cũng là Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp của LHQ, nhấn mạnh rằng lời hứa này phải bao gồm tất cả những người di tản.
Kế hoạch hành động được soạn thảo dưới sự lãnh đạo của Báo cáo viên Đặc biệt, Văn phòng Điều phối Nhân đạo (OCHA) và Văn phòng Cao ủy tị nạn Liên Hiệp quốc (UNHCR).
Tố Quyên (Lược dịch từ UN news)
- “Mê” trà sữa, Đông Nam Á chi 3,66 tỷ USD/năm, Việt Nam đứng thứ 3 khu vực (17/08)
- Dữ liệu lớn sẽ mang lại lợi ích hơn 100 tỷ USD cho Đông Nam Á (17/08)
- Bộ Phát triển Kinh tế Nga nâng dự báo khả quan với nền kinh tế (17/08)
- Thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế trong quan hệ Việt Nam-Lào (17/08)
- Apple Watch và MacBook sẽ lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam (17/08)
- Cuba cho phép nước ngoài đầu tư vào bán buôn, bán lẻ sau 60 năm (17/08)
- Trung Quốc công bố nhiều khoản hỗ trợ mới nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh (16/08)
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác (16/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- Bệnh đậu mùa khỉ: Mối lo "dịch chồng dịch" ở châu Âu
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi
- Bảng xếp hạng chỉ số tự tin du lịch của châu Á - Thái Bình Dương
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát