Thế giới

LHQ: Thành tựu trong chặng đường 70 năm

ClockThứ Bảy, 24/10/2015 07:43
TTH.VN - Hôm nay - ngày 24/10, toàn thế giới kỷ niệm Ngày Liên Hiệp Quốc. 70 năm trước, vào ngày 24/10/1945, Hiến chương Liên Hợp Quốc đi vào hiệu lực và trở thành cơ sở của hệ thống quốc tế hiện nay.

Trong cuộc trò chuyện với người đứng đầu văn phòng đại diện của tờ "Nước Nga ngày nay" ở Thụy Sĩ trước thềm Ngày Hiến chương LHQ, Tổng giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva - ông Michael Moller - khi nói về những nhiệm vụ mà LHQ thực hiện trong 70 năm qua đã cho rằng, LHQ không chỉ thực hiện mà còn hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ đặt ra từ 70 năm trước.

Một phiên họp trong hội trường chung của LHQ. Ảnh: UN.

"Nếu nhìn vào tình trạng hiện nay của nhân loại sẽ thấy rằng, chúng ta đang có cuộc sống rất tốt khi người dân sống lâu hơn và có điều kiện tốt hơn, tỷ lệ tử vong giảm đi. Trong vấn đề bảo vệ sức khỏe, chúng ta cũng đã có những bước tiến lớn. Và tôi tin chắc rằng, chúng ta không thể đạt được những thành tựu như vậy nếu không có hệ thống quốc tế mà chúng ta đã xây dựng sau thế chiến II, cùng với LHQ và các đối tác của cơ chế này", ông Moller cho biết.

Đối với các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, ông Moller cho rằng, việc tỷ lệ đói nghèo giảm đi một nửa được coi là một thành tựu xuất sắc. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới cũng đã giảm đến 50% chỉ trong khoảng thời gian chưa tới 50 năm. Chương trình Lương thực thế giới phân phối khẩu phần cho hàng triệu người. Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) mang đến cơ hội cho hàng triệu người tị nạn. UNICEF và các tổ chức khác bảo đảm để hàng triệu trẻ em được tiêm phòng chống bệnh bại liệt và các bệnh khác, thậm chí ngay trong cả những thời điểm diễn ra các cuộc đụng độ nghiêm trọng. Và đến nay, hệ thống LHQ vẫn đang tiếp tục làm việc để cải thiện cuộc sống cho người dân, ông Moller nhấn mạnh.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay có nhiều người chỉ trích LHQ vì tổ chức này không thực hiện đầy đủ vai trò của mình trong quá trình giải quyết các cuộc xung đột ở Trung Đông, Syria, và ở Ukraina. Theo ông Moller, “lời chỉ trích này có phần nào đúng, nhưng cần phải hiểu rõ chức năng của LHQ khi “trái tim” của LHQ chính là các quốc gia thành viên. Vì vậy, khi nói rằng dường như LHQ không thực hiện đầy đủ vai trò của mình, có nghĩa là các nước thành viên không thực hiện nhiệm vụ của họ. Ví dụ, ở Trung Đông vẫn chưa thể lập lại hòa bình không phải vì Ban thư ký không thực hiện đầy đủ các công việc, mà nguyên nhân là do các nước thành viên LHQ không thể thông qua quyết định trong Hội đồng Bảo an và có hành động phù hợp với quyết định này”.

Tổng giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva cho rằng, các biện pháp đang được thực hiện để duy trì hòa bình không mang lại kết quả mong muốn vì các nước thành viên LHQ không làm những gì mà họ cần phải làm, đồng thời ông cũng nhấn mạnh rằng LHQ cần cải thiện hoạt động trong nhiều lĩnh vực.

“LHQ là một cơ chế phát triển thường xuyên, bởi vì tổ chức quốc tế này phải thích ứng với nhu cầu của nhân loại, nguyện vọng của nhân loại. LHQ tác động đến tình hình bằng những hành động cụ thể, nhưng cơ chế này phải nhạy bén hơn, phải nhìn vào tương lai và áp dụng các biện pháp phòng ngừa”, ông Moller nhận định.

Hiện nay trên thế giới có 60 triệu người tị nạn – số lượng lớn nhất trong lịch sử, là hậu quả của việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo. Theo ông Moller, chúng ta đã có thể ngăn ngừa hoặc giảm phần nào hậu quả nặng nề của tình trạng này nếu cung cấp hỗ trợ có mục tiêu cho sự phát triển và thực hiện các biện pháp ngoại giao để ngăn ngừa.

Tố Quyên (lược dịch từ AP & UN)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top