Thế giới

LHQ: Thế giới chờ đợi quá lâu để ứng phó khủng hoảng tị nạn

ClockChủ Nhật, 27/09/2015 15:02
TTH.VN - Tờ Reuters hôm nay (27/9) trích dẫn phát ngôn của Giám đốc Cao ủy Liên Hợp Quốc (LHQ) về người tị nạn Antonio Guterres cho biết, thế giới chờ đợi quá lâu để ứng phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn, gây ra bởi những cuộc xung đột ở Syria và các nơi khác.


Người tị nạn tại biên giới Hungary-Áo ngày 26/9. Ảnh: Reuters

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn bên lề cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo thế giới tại Đại hội đồng LHQ, ông Antonio Guterres khẳng định, "các nước phát triển không nhận thức được sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tị nạn cho đến khi chứng kiến những làn sóng người tị nạn khổng lồ tràn vào châu Âu. Nếu trong quá khứ, chúng ta có sự hỗ trợ và bảo vệ lớn hơn cho các quốc gia đang phát triển, hoặc những đất nước đang xảy ra xung đột, thì điều này sẽ không diễn ra".

Sự xuất hiện quá đột ngột của hàng chục ngàn người tị nạn từ Syria, Iraq, Afghanistan và những nơi khác tại châu Âu đã khuấy động sự bất đồng sâu sắc giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) về cách giải quyết cuộc khủng hoàng này.
Trong khi chính phủ các nước, điển hình là Liên bang Đức đang cho thế giới thấy sự hỗ trợ tích cực hơn để ứng phó với cuộc khủng hoảng, các nước Đông Âu vẫn cương quyết chống lại hạn ngạch phân bổ người tị nạn.
Trong nhiều năm qua, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan đã phải vật lộn để đối phó với hàng triệu người tị nạn từ cuộc nội chiến kéo dài 4,5 năm ở Syria.
"Những người tị nạn đang sống trong điều kiện ngày càng tồi tệ. Họ không được phép lao động, đa số sống dưới mức nghèo khổ, và ngày càng khó khăn hơn cho những hy vọng về tương lai của chính bản thân họ", ông Antonio Guterres cho hay.
"Nếu không có hòa bình ở Syria, và không có sự hỗ trợ lớn hơn cho các nước láng giềng của Syria, chúng ta có nguy cơ sẽ chứng kiến thêm một số cuộc di cư khổng lồ" của người tị nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Lebanon, Giám đốc Cao ủy LHQ về người tị nạn nhấn mạnh.
Theo ông Antonio Guterres, "các nhà lãnh đạo thế giới đang bắt đầu hiểu được quy mô của vấn đề và sự cần thiết phải có một phản ứng mạnh mẽ hơn trong nỗ lực cứu trợ nhân đạo. Một trong những lý do mà người tị nạn bắt đầu di chuyển với số lượng lớn như vậy là do sự hỗ trợ quốc tế suy giảm. Chính vì thế, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Lebanon sẽ cần hỗ trợ tài chính lên đến hàng tỷ USD để ứng phó với những người tị nạn”.

Lê Thảo (lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top