Thế giới

LHQ thúc đẩy thỏa thuận thống nhất Libya

ClockThứ Ba, 03/11/2015 07:12
TTH.VN - Liên Hợp Quốc ngày hôm qua (2/11) lên tiếng kêu gọi các phe phái của Libya nhất trí với một chính phủ đoàn kết sau thoả thuận chia sẻ quyền lực mà Liên Hợp Quốc đề xuất nhằm giảm bớt những lo ngại ở khu vực này, Reuters đưa tin.


LHQ muốn thúc đẩy thỏa thuận thống nhất Libya. Ảnh: Ndtv

Liên Hiệp Quốc cho biết trong một tuyên bố sau khi tham vấn với cả hai bên rằng, một “Hội đồng Tổng thống” được đề xuất sẽ được mở rộng từ 6 lên 9 thành viên, trong đó có 1 Thủ tướng, 5 Phó Thủ tướng và 3 Bộ trưởng cấp cao.

Theo tin từ Reuters, các thành viên của 2 Quốc hội đối thủ ở Libya được lên kế hoạch sẽ gặp nhau riêng rẽ để thảo luận về các đề nghị của Liên Hợp Quốc vào hôm nay (3/11).

Đây là kết quả của nhiều tháng đàm phán, Liên Hợp Quốc đề xuất thành lập một Chính phủ quốc gia bao gồm các thành viên của cả hai phe phái và nổ lực để phản ánh sự cân bằng khu vực như truyền thống của Libya.

Bốn năm sau sự sụp đổ của Muammar Gaddafi, Nhà nước Bắc Phi này đang sa lầy trong một cuộc xung đột giữa 2 Chính phủ đối thủ và liên minh lỏng lẻo của các phe phái vũ trang hậu thuẫn trong một cuộc chiến để giành quyền kiểm soát.

Chính phủ được công nhận của Libya và quốc hội được bầu đã phải rút ra khỏi thành phố Tobruk sau khi phe vũ trang Bình minh Libya chiếm thủ đô Tripoli hồi năm ngoái, thành lập một Chính phủ và phục hồi Quốc hội cũ.

Đất nước này không có quân đội quốc gia. Lực lượng dân quân nổi dậy đã chiến đấu cùng nhau chống lại chế độ Gaddafi trong năm 2011, nhưng sau đó quay lưng lại với nhau và thường trung thành hơn với các thành phố hoặc các bộ lạc của họ hơn so với Nhà nước.

Chính phủ các nước phương Tây xem thỏa thuận của Liên Hiệp Quốc là lựa chọn tốt nhất để đối phó với cuộc khủng hoảng Libya – cuộc khủng hoảng đã tạo điều kiện cho lực lượng cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) chiếm được nhiều vùng đất và những kẻ buôn người tận dụng tình thế hỗn loạn để đưa hàng ngàn người di cư đến Châu Âu.

Liên minh châu Âu cho biết, một chính phủ đoàn kết sẽ mang lại thêm được nhiều viện trợ tài chính và hỗ trợ đào tạo để xây dựng lại một lực lượng quân đội quốc gia. Các quan chức này cũng đang cân nhắc về những biện pháp trừng phạt chống lại các nhà lãnh đạo chính trị muốn ngăn chặn thỏa thuận nói trên.

 

Bảo Nghi (lược dịch từ Reuters & AP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top