LHQ tìm cách hợp tác tốt hơn với EU về người tị nạn
TTH.VN - Người đứng đầu cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 26/8 cho hay, hệ thống kiểm soát người tị nạn của Liên minh châu Âu (EU) là "hoàn toàn rối ren", đồng thời hối thúc liên minh phối hợp tốt hơn trong việc đối phó với dòng người chạy trốn khỏi bạo lực ở Châu Phi và Trung Đông.
Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve tại Geneva (Thụy Sĩ), ông Antonio Guterres, Cao ủy LHQ về người tị nạn cho biết, EU có thể triển khai các trung tâm đăng ký, nhằm phân loại người nhập cư vào các nước như Italy và Hy Lạp. Những “điểm chốt" như vậy có thể giúp các quan chức phân biệt người tị nạn với những người khác (chẳng hạn như người di cư kinh tế) một cách dễ dàng hơn.
![]() |
Dòng người tị nạn bất chấp nguy hiểm trên Địa Trung Hải đế đến châu Âu - Ảnh: Reuters |
"Hệ thống kiểm soát người tị nạn của châu Âu là hoàn toàn bất thường. Mỗi quốc gia đều phải thực hiện trách nhiệm của mình”, ông Guterres nói thêm.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nội vụ Pháp cho rằng, các quốc gia sáng lập EU như Pháp và Đức cần thuyết phục các nước đồng minh làm nhiều hơn nữa. Ông Cazeneuve cho hay, Pháp đã thực hiện vai trò hàng đầu và tiếp nhận 5.700 người tị nạn Syria kể từ năm 2012. LHQ ước tính có hơn 4 triệu người đã trốn khỏi Syria, chủ yếu là chạy sang các nước láng giềng như Jordan, Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Cazeneuve cũng ghi nhận sự dè dặt tại các "điểm nóng" ở Italy và Hy Lạp, đồng thời kêu gọi các nước đồng minh EU gửi hỗ trợ "nếu họ chấp nhận".
Hồi đầu tuần này, Ngoại trưởng Italy Paolo Gentiloni đã nổi giận khi Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đề xuất Italy và Hy Lạp mở các trung tâm đăng ký tị nạn vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, ông Guterres nhận định, đề xuất trên là "hoàn toàn chấp nhận được" đối với các nước đang phải đối mặt với làn sóng người tị nạn khổng lồ, nhằm kêu gọi sự giúp đỡ của các đồng minh khác trong EU.
Lê Thảo (lược dịch từ AP & Lastestnews)
- Mỹ: Thành phố New York nâng cảnh báo dịch COVID-19 lên mức cao (18/05)
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thị trưởng thành phố San Francisco (18/05)
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay (17/05)
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước (17/05)
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày (17/05)
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ (17/05)
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế (17/05)
- Thủ tướng Pháp từ chức (17/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'