ClockThứ Sáu, 21/07/2017 14:50

LHQ: Tỷ lệ tử vong liên quan đến AIDS giảm đáng kể

TTH.VN - Theo báo cáo mới được công bố của Liên Hiệp Quốc, hơn một nửa số người sống chung với HIV hiện nay đã được điều trị, trong khi số ca tử vong liên quan đến AIDS cũng giảm gần 1/2 từ năm 2005.

Thuốc chống AIDS hiện đại giúp bệnh nhân kéo dài thêm 10 năm tuổi thọĐột phá mới: tìm ra phương pháp tạo tế bào kháng virus HIVBệnh nhân HIV được ức chế sẽ không lây truyền bệnh cho người khácGần 1/2 số người nhiễm HIV trên thế giới không biết đã mắc bệnhUNAIDS: Hơn 18 triệu người nhiễm AIDS được điều trị

Với nhiều nỗ lực, tỷ lệ tủ vong do HIV đã giảm 1/2 so với năm 2005. Ảnh: AFP

Trong một thông cáo, ông Michel Sidibé, Giám đốc điều hành Chương trình phối hợp của LHQ về HIV/AIDS (UNAIDS) tuyên bố: "Chúng tôi đã đạt được mục tiêu năm 2015 với 15 triệu người đang điều trị và đang tăng gấp đôi con số đó lên 30 triệu, đạt được mục tiêu năm 2020... Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng để tiếp cận những người đang cần điều trị và tôn trọng cam kết không để ai lại phía sau".

Báo cáo của UNAIDS cũng cho biết: tiến trình hướng tới mục tiêu 90-90-90 là một phân tích toàn diện về các mục tiêu năm 2014 để đẩy nhanh tiến trình đến năm 2020, trong đó 90% những người nhiễm HIV biết tình trạng bệnh của mình, 90% những người được chẩn đoán HIV được tiếp cận với điều trị ARV và 90% những người điều trị ARV có thể kiểm soát được lượng virus.

Năm ngoái, 19,5 triệu trong số 36,7 triệu người sống chung với HIV đã được điều trị và số ca tử vong liên quan đến AIDS đã giảm từ 1,9 triệu trong năm 2005 xuống còn 1 triệu người. Với quy mô tiếp tục mở rộng, tiến bộ này đã đưa thế giới đi đúng hướng để đạt được mục tiêu toàn cầu là có 30 triệu người được điều trị vào năm 2020.

Mục tiêu 90-90-90

Báo cáo Kết thúc Tình trạng AIDS cho thấy, trong năm 2016, hơn 70% số người nhiễm HIV biết tình trạng của họ, 77% trong số đó đã được điều trị, 82% kiểm soát được lượng virus và giúp ngăn ngừa sự lây truyền.

Đông và Nam Phi, Tây Âu và Trung Âu, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh đang trên đà đạt được mục tiêu vào năm 2020 - trong đó Botswana, Campuchia, Đan Mạch, Iceland, Singapore, Thụy Điển và Anh Quốc đã đạt được mục tiêu này.

Theo báo cáo, các nước Caribê, châu Á và Thái Bình Dương cũng có thể tiếp cận chúng nếu các chương trình được đẩy mạnh hơn nữa.

Tác động quan trọng nhất của việc tăng tỷ lệ này là giảm tử vong liên quan đến AIDS, gần như đã giảm đi một nửa trong 10 năm qua. Theo đó, tuổi thọ tăng đáng kể ở hầu hết các quốc gia bị ảnh hưởng, đặc biệt là ở phía đông và phía nam châu Phi.

Ông Sidibé cho biết, "Khi chúng ta kiểm soát được bệnh dịch, tình trạng sức khoẻ người dân được cải thiện và các quốc gia đang trở nên mạnh hơn".

Tụt lại phía sau

Ngược lại, vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra với các nước nghèo ở Trung Đông, Bắc Phi, Đông Âu và Trung Á, nơi những ca tử vong liên quan đến AIDS tăng lên rõ rệt.

Báo cáo cũng cho thấy hiện nay trên toàn cầu, có tới 30% số người sống chung với HIV vẫn chưa biết tình trạng bệnh của mình, 17,1 triệu người không thể tiếp cận với ART và hơn một nửa số người bệnh không thể kiểm soát được virus.

                        Tố Quyên (Lược dịch từ UN & WHO)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giờ Trái đất:
Tắt đèn, hành động vì khí hậu

Phong trào môi trường toàn cầu lớn nhất vừa được tổ chức vào ngày 23/3, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mọi người trên khắp thế giới tắt đèn để ghi nhớ cuộc khủng hoảng hành tinh trong Giờ Trái đất, trong bối cảnh những người trẻ tìm kiếm cách làm mới để thúc đẩy hành động vì khí hậu.

Tắt đèn, hành động vì khí hậu
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết đầu tiên về AI

Ngày 21/3 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua một nghị quyết mang tính bước ngoặt về việc thúc đẩy các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) "an toàn, bảo mật và đáng tin cậy" để mang lại lợi ích là sự phát triển bền vững cho tất cả mọi người.

Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết đầu tiên về AI
Return to top