ClockThứ Năm, 23/06/2016 21:58

LHQ: Vùng Caribbean cần tăng cường nỗ lực để ứng phó hạn hán

TTH - Biến đổi khí hậu sẽ làm tăng cường độ và tần suất của các trận hạn hán ở vùng Caribbean, các nước trong khu vực cần tăng cường khả năng ứng phó với hạn hán và những hiện tượng thời tiết cực đoan khác, nhằm đảm bảo an ninh lương thực và xóa bỏ đói nghèo, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết trong một báo cáo hôm 23/6.

Cây trồng ở hợp tác xã nông nghiệp Vivero Alamar, Cuba. Ảnh: FAO 

Báo cáo này cho thấy, khu vực Caribbean phải đối mặt với những thách thức đáng kể do hạn hán. “Hạn hán được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng thiếu lương thực trầm trọng ở các nước đang phát triển, vì vậy đây là một vấn đề quan trọng đối với an ninh lương thực của Caribbean”, ông Deep Ford, Điều phối viên của FAO tại khu vực Caribbean nói thêm.

Vùng Caribbean thường trải qua mùa khô khốc liệt, nhất là trong những năm xảy ra hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino. Lượng mưa thấp ảnh hưởng đến nông nghiệp và tài nguyên nước, dẫn đến số lượng đáng kể các trận cháy rừng.

Cũng theo FAO, khu vực Caribbean có 7 trong số 36 quốc gia thiếu nước hàng đầu thế giới. Đáng chú ý, 1 trong số đó là Barbados, đất nước nằm trong nhóm 10 quốc gia thiếu nước trầm trọng nhất.

LÊ THẢO (Lược dịch từ UN & Shafaqna)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Return to top