ClockThứ Tư, 20/07/2016 10:19

Liên bộ chung tay chống thực phẩm bẩn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Công Thương vừa ký kết chương trình phối hợp quản lý, kiểm soát và ngăn chặn việc lạm dụng hóa chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.

Theo biên bản cam kết, hai bộ sẽ cử cán bộ, thường xuyên phối hợp với nhau đi tuyên truyền, tập huấn cho doanh nghiệp về tác hại của hóa chất công nghiệp dùng cho thực phẩm. Đồng thời tổ chức thanh, kiểm tra thường xuyên các cơ sở kinh doanh, rà soát các hóa chất có nguy cơ bị lạm dụng để đưa vào “danh mục hóa chất kiểm soát đặc biệt”.

Theo bản cam kết chương trình giữa hai Bộ trưởng, thời gian triển khai chương trình này bắt đầu từ ngày 8/7/2016 cho đến khi có văn bản khác thay thế.

Mục đích tăng cường công tác quản lý, kiểm soát các các hóa chất lưỡng dụng trong sản xuất công nghiệp và trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc chức năng, phạm vi quản lý nhà nước của hai Bộ. Ngăn chặn việc lạm dụng hóa chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản

Theo yêu cầu, việc phối hợp hai bên phải đảm bảo tính chủ động, kịp thời, phản ứng nhanh và kiên quyết đấu tranh với những vụ việc lạm dụng hóa chất. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng một số loại hóa chất công nghiệp đang bị lạm dụng trong kinh doanh thực phẩm và nông sản.

Cơ chế làm việc, liên bộ sẽ cam kết trao đổi thông tin cho nhau, phối hợp thanh tra – kiểm tra và xử lý vi phạm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm thông tin các hóa chất công nghiệp bị lạm dụng trong kinh doanh thực phẩm, nông lâm, thủy sản cho Bộ Công Thương để đưa các hóa chất này vào diện “kiểm soát đặc biệt”.

Liên bộ có chức năng thanh kiểm tra và xử lý thường xuyên về việc lạm dụng hóa chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nông lâm thủy sản. Định kỳ 6 tháng sẽ có báo cáo tổng kết thực hiện.

Hiện quản lý thực phẩm bẩn, các mặt hàng nông lâm thủy hải sản được giao cho nhiều bộ trong đó có ngành Nông nghiệp, Công Thương, Y tế, Hải quan và chính quyền các địa phương… Do có quá nhiều lực lượng quản lý khiến dẫn đến chồng chéo. Việc lạm dụng chất công nghiệp trong thực phẩm đang gây khó khăn cho lực lượng chức năng bởi các loại chất này vẫn được bán tràn lan tại nhiều địa phương.

Chợ Kim Biên (TP HCM) được người dân ví như “chợ thần chết” bởi đây là chợ chuyên bán các loại hóa chất độc hại dùng cho công nghiệp, chất tạo màu, hương liệu… Tuy nhiên, điều nguy hiểm là các loại hóa chất ở đây đã và đang được nhiều người mua về sử dụng để làm màu, tăng gia vị cho thực phẩm hằng ngày như: bún, măng tươi, đồ lẩu…

Trên thực tế, theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2015 toàn quốc ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong. Mỗi năm vì thực phẩm bẩn nên Nhà nước phải chi hơn 3 tỷ đồng để lo viện phí cho nạn nhân. Con số những vụ vi phạm sử dụng chất bảo quản, chất cấm công nghiệp vào thực phẩm còn chưa được làm sáng tỏ bởi những vụ việc bị phát hiện đều để lại hậu quả lớn.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TIN MỚI

Return to top