Thế giới

Liên Hiệp quốc hoan nghênh đàm phán an ninh giữa Nga và Mỹ

ClockThứ Ba, 11/01/2022 10:12
Liên Hiệp quốc đang nghiên cứu kết quả của cuộc đàm phán an ninh Nga-Mỹ và hoan nghênh đối thoại ở cấp cao, đặc biệt là giữa hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc.

Dự thảo nghị quyết của Nga-Mỹ về an ninh mạng được ủng hộBộ trưởng Quốc phòng Nga, Mỹ điện đàm về chiến lược hạt nhânTổng thống Mỹ-Nga hợp tác giải quyết mối lo ngại về an ninh mạng

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov (phải) và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman (trái) tại vòng đàm phán an ninh Nga - Mỹ ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 10/1. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Stephane Dujarrick - người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres tuyên bố Liên hợp quốc vẫn đang nghiên cứu kết quả của cuộc đàm phán an ninh tại Geneva (Thụy Sĩ) giữa các đại diện của Nga và Mỹ, song hoan nghênh nỗ lực triển khai những cuộc thảo luận ở cấp cao như vậy.

Ông Dujarrick nói: “Chúng tôi đang nghiên cứu những gì được quyết định. Chúng tôi luôn hoan nghênh đối thoại ở cấp cao, đặc biệt là giữa hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc".

Phát biểu tại buổi họp báo sau khi kết thúc đàm phán, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho hay mặc dù hai bên còn “rất vênh” nhau trong một loạt vấn đề, song phía Mỹ tỏ ra rất coi trọng các đề xuất của Moskva về đảm bảo an ninh và tiến hành nghiên cứu sâu về những đề xuất này.

Ông Ryabkov chia sẻ: “Chúng tôi rất ấn tượng rằng phía Mỹ rất coi trọng các đề xuất của Nga, tiến hành nghiên cứu sâu chúng."

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga, tiến trình đàm phán với Mỹ về chủ đề đảm bảo an ninh là rất khó khăn và nếu không có đột phá và nhượng bộ thì không thể vượt qua các vấn đề gai góc.

Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đánh giá Mỹ và Nga đã hiểu rõ hơn về các mối quan tâm và ưu tiên của nhau sau cuộc gặp giữa hai bên ở Geneva (Thụy Sĩ) diễn ra trước đó cùng ngày.

Thứ trưởng Sherman cho biết Mỹ đến dự cuộc họp “bất thường” nhằm lắng nghe những lo ngại về an ninh của Nga và chia sẻ của các bên. Theo bà Sherman, nếu Nga ở lại bàn đàm phán và thực hiện các bước cụ thể để giảm bớt căng thẳng, hai bên có thể đạt được tiến bộ.

Bà Sherman cũng nhắc lại những hành động tiềm tàng mà Mỹ và các đồng minh sẵn sàng thực hiện liên quan tới tình hình Ukraina, bao gồm các biện pháp trừng phạt tài chính, kiểm soát xuất khẩu nhắm vào các ngành công nghiệp, tăng cường thế trận của NATO trên lãnh thổ đồng minh và tăng cường hỗ trợ an ninh cho Ukraine.

Thứ trường Ngoại giao Mỹ cũng cho biết Washington đề xuất các ý tưởng mà hai nước có thể thực hiện "hành động có đi có lại" có lợi ích chung về an ninh, bao gồm các cuộc thảo luận về "giới hạn có đi có lại" về quy mô và phạm vi của các cuộc tập trận quân sự ở châu Âu và để "cải thiện tính minh bạch" xung quanh các cuộc tập trận đó.

Theo bà Sherman, Mỹ đã tuyên bố sẵn sàng thảo luận về tương lai của một số hệ thống tên lửa ở châu Âu liên quan đến Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trước đây mà cựu Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi vào năm 2018.

Cuộc đối thoại an ninh Nga-Mỹ tại Geneva ngày 10/1 diễn ra trong khuôn khổ đối thoại ổn định chiến lược giữa hai nước.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí tiến hành các cuộc đối thoại này vào tháng 6/2021, coi đây là một diễn đàn để Washington và Moskva trực tiếp giải quyết các lo ngại về an ninh và các giải pháp khả thi.

Cuộc đối thoại an ninh lần này là cuộc họp thứ ba, tiếp theo các cuộc họp vào tháng 7 và tháng 9/2021. Đây cũng là cuộc họp đầu tiên trong số ba cuộc họp diễn ra ở châu Âu trong tuần này giữa các quan chức Nga và Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác ở châu Âu.

Dự kiến, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sherman sẽ đến Brussels để giới thiệu tóm tắt với các đồng minh NATO về các cuộc đàm phán song phương với Nga, trước cuộc họp của hội đồng Nga-NATO ngày 12/1 và cuộc họp của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu diễn ra một ngày sau đó.

Bà Sherman cho biết Mỹ sẵn sàng tiếp tục các cuộc thảo luận về các vấn đề song phương và người đồng cấp Nga, Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov, cũng đã đồng ý rằng “các cuộc đàm phán về các chủ đề phức tạp như kiểm soát vũ khí không thể hoàn thành trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Nhiều công ty lớn kỳ vọng vào bước đột phá trong tái chế nhựa

Đến năm 2025, tập đoàn thực phẩm và đồ uống lớn nhất toàn cầu Nestle cam kết sẽ không sử dụng bất kỳ loại nhựa nào không thể tái chế trong các sản phẩm của hãng. Cùng năm đó, hãng mỹ phẩm hàng đầu thế giới L'Oreal cho biết tất cả bao bì của họ sẽ “có thể tái sử dụng, tái chế hoặc có thể phân hủy”.

Nhiều công ty lớn kỳ vọng vào bước đột phá trong tái chế nhựa
Return to top