Thế giới Thế giới
Liên Hiệp quốc: Hợp tác khí hậu hoặc thế giới sẽ diệt vong
TTH.VN - Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres cảnh báo, các cường quốc trên thế giới phải tập hợp lại và chuẩn bị nền kinh tế sẵn sàng vì một tương lai xanh hơn. Bằng không, nhân loại sẽ diệt vong. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh việc không kiểm soát được đại dịch COVID-19 chính là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mất đoàn kết.
- » FAO triển khai giai đoạn 2 Chương trình Hỗ trợ trồng rừng và trang trại
- » Anh cam kết chung tay cùng Việt Nam giảm thiệt hại của biến đổi khí hậu
- » Liên Hợp Quốc: “Siêu bão” là dấu hiệu của biến đổi khí hậu nặng nề
- » Tăng cường quan hệ hợp tác Italy - ASEAN
- » WEF 2020: Lãnh đạo các nước hợp tác đối phó biến đổi khí hậu, hướng đến tương lai ổn định toàn cầu
Cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chuyển sang tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo là hướng đi đúng đắn để thay đổi cuộc sống, đạt mục tiêu khí hậu và chạm đến cuộc sống xanh. Ảnh minh họa: Vnexpress
Trước khi đại dịch xuất hiện, năm 2020 được xem là năm bản lề cho kế hoạch chống lại sự nóng lên toàn cầu, với nhiều hội nghị đã được lên kế hoạch để bàn bạc, thảo luận, báo động về tương lai xanh của hành tinh.
Tuy nhiên, đại dịch đã làm trì trệ tiến trình khi các nước buộc phải triển khai những kế hoạch chưa từng có là phong tỏa quốc gia, tăng cường các biện pháp hạn chế để ngăn chặn sự lây lan. Mặc dù đây là những bước đi cần thiết nhưng ông Guterres nhấn mạnh hành động khí hậu vẫn là cấp bách hơn bao giờ hết.
Bàn về phản ứng quốc tế, ông Antonio Guterres cho rằng, trong thời kỳ đại dịch, cần nâng cao trọng tâm ưu tiên của các chính phủ về việc cắt giảm khí thải, cùng lúc thúc giục các chính phủ tận dụng đại dịch như bàn đạp để khởi động các chính sách chuyển đổi, hướng đến hạn chế đối đa sử dụng nhiên liệu hóa thạch, bắt đầu triển khai các khoản đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo và cam kết “trung lập Carbon” – không phát thải ròng vào năm 2050. Những thay đổi mới liên quan đến mọi ngành nghề, lĩnh vực như công nghệ, nông nghiệp, giao thông vận tải, thậm chí là thay đổi liên quan đến cách sống để đảm bảo thế giới xanh hơn cũng cần phải được triển khai.
Vấn đề này đặc biệt cấp bách, nhất là khi nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái đất đã tăng 1oC kể từ thế kỷ XIX, đủ để tăng cường sự hiện diện của hạn hán, sóng nhiệt và xoáy thuận nhiệt đới. Cho đến nay, nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính làm tăng nhiệt độ trái đất, với nồng độ khí quyển hiện ở mức cao nhất trong khoảng 3 triệu năm.
5 năm qua là 5 năm nóng nhất được ghi nhận, cùng với đó là các tảng băng đang tan với tốc độ nhanh chóng mặt.
“Những viễn cảnh mà chúng ta có thể nghĩ trong 5 năm tới, liên quan đến bão, hạn hán và những tác động nghiêm trọng đối với điều kiện sống của con người trên thế giới là vô cùng khủng khiếp”, vị lãnh đạo nhấn mạnh.
Theo thông tin từ Liên Hiệp quốc, vẫn có khả năng đạt được mục tiêu an toàn hơn là đảm bảo mức tăng nhiệt độ giới hạn ở 1,5oC, nhưng để đạt được điều này, lượng khí thải toàn thế giới thải ra phải giảm 7,6%/năm, kéo dài trong suốt thập kỷ này. Cụ thể, lãnh đạo Liên Hiệp quốc hi vọng EU sẽ thực hiện tốt các cam kết xanh của mình sau khi khu vực công bố kế hoạch kích thích trị giá 750 tỷ Euro nhằm đạt được mục tiêu trung hòa Carbon một phần. Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc cũng được thúc giục giảm sự phụ thuộc vào than đá...
“Tôi không muốn quay trở lại một thế giới nơi đa dạng sinh học đang bị đặt dấu chấm hỏi, một thế giới mà nhiên liệu hóa thạch tạo ra nhiều năng lượng hơn năng lượng tái tạo, hay một thế giới mà bất bình đẳng đang làm cho xã hội ngày càng ít gắn kết, tạo ra sự không ổn định, ức chế và thất vọng. Tôi cho rằng chúng ta cần một thế giới khác, một sự bình thường mới khác và chúng ta hoàn toàn có thể làm như vậy”, tờ CNA trích lời ông Antonio Guterres.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
- Triều Tiên tuyên bố chiến thắng đại dịch COVID-19 (11/08)
- Sau lũ lụt, Hàn Quốc xem xét cấm nhà dưới và nửa tầng hầm (11/08)
- Bệnh đậu mùa khỉ: Mối lo "dịch chồng dịch" ở châu Âu (11/08)
- TP. Hồ Chí Minh và Singapore tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực (11/08)
- Nhiều kỳ vọng đối với nội các mới của Nhật Bản (11/08)
- ADB kêu gọi tăng cường nỗ lực giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước ở châu Á - Thái Bình Dương (10/08)
- Đông Nam Á ghi nhận khoảng 66.000 ca nhiễm COVID-19 giống chủng SARSr-CoV (10/08)
- Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay không liên quan đến loài khỉ (10/08)
-
Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
- Lãnh đạo Myanmar chia sẻ nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập ASEAN
- RCEP đóng vai trò quan trọng vào chiến lược phục hồi của khu vực
- Cuba: 17 lính cứu hỏa mất tích trong vụ cháy kho dầu tại Vịnh Matanzas
-
Vương quốc Anh cam kết tăng cường hợp tác với Đông Nam Á
- ASEAN: Nhiều thành tựu trên chặng đường 55 năm phát triển (8/8/1967-8/8/2022)
- Kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN: Quảng bá văn hóa ASEAN tại Mexico
- Công nghệ giúp xử lý vấn đề rác thải thực phẩm ở Đông Nam Á
- Mexico hạn chế sản xuất bia do khủng hoảng nguồn nước
- Trung Quốc nới lỏng quy định đối với các chuyến bay có ca mắc COVID-19