Thế giới

Liên Hiệp Quốc kêu gọi đầu tư vào du lịch sạch, bền vững

ClockThứ Tư, 28/09/2022 21:18
TTH - Trong bối cảnh du lịch quốc tế đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ, với số lượt khách du lịch tăng lên đạt 57% mức từng được ghi nhận trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa lên tiếng kêu gọi toàn cầu cân nhắc lại về lĩnh vực này, nhằm đảm bảo du lịch mang tính bền vững và đem lại lợi ích cho các cộng đồng địa phương.

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi giải quyết tổn thất do biến đổi khí hậuViệt Nam tích cực tham gia hoạt động thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Khách du lịch đến tham quan tại thành phố Milan, Italy. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo đó, Tổng Thư ký LHQ António Guterres đã ca ngợi khả năng của ngành du lịch trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững, đồng thời kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào du lịch sạch và bền vững, tạo việc làm, cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo lợi nhuận mang lại lợi ích cho các quốc gia sở tại và cộng đồng địa phương.

Ông António Guterres nói thêm, các Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng cần gắn hoạt động du lịch với các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) và mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới mức 1,5 độ C. "Sự sống còn của ngành này và nhiều điểm đến du lịch, chẳng hạn như các quốc gia đang phát triển đảo nhỏ (SIDS) sẽ phụ thuộc vào điều đó", người đứng đầu LHQ lưu ý.

Trước đó vào ngày 26/9, Tổ chức Du lịch Thế giới của LHQ (UNWTO) đã công bố một tin tức đáng khích lệ cho thấy, số lượt khách du lịch quốc tế đã tăng gần gấp 3 lần trong 7 tháng đầu năm 2022, so với cùng kỳ năm 2021. Trong một động thái liên quan, Hội đồng các chuyên gia du lịch của UNWTO cũng đã bày tỏ “sự tự tin thận trọng” trong thời gian còn lại của năm nay, và đến năm 2023, bất chấp môi trường kinh tế không chắc chắn bao gồm: lãi suất gia tăng, giá năng lượng và thực phẩm leo thang, cùng với nguy cơ ngày càng cao của một cuộc suy thoái toàn cầu, sẽ tiếp tục gây ra các mối đe dọa lớn đối với ngành du lịch.

Ông Zurab Pololikashvili, Tổng Thư ký UNWTO khẳng định: "Sự tái khởi động của ngành du lịch ở khắp mọi nơi mang lại niềm hy vọng"; đồng thời lưu ý, đây là lĩnh vực sử dụng khoảng 10% lực lượng lao động toàn cầu.

Được biết, nhân Ngày Du lịch thế giới (27/9) vừa qua, UNWTO đã công bố Báo cáo Ngày Du lịch Thế giới đầu tiên, đây là báo cáo đầu tiên trong một chuỗi các bản cập nhật và phân tích thường niên về công tác của cơ quan này trong việc hướng dẫn lĩnh vực du lịch hướng đến tương lai.

Trong đó, báo cáo có nội dung cập nhật về các hoạt động của UNWTO trong các lĩnh vực chính bao gồm: bình đẳng giới, tính bền vững và hành động khí hậu, quản trị du lịch, cũng như các khoản đầu tư và hoạt động đổi mới sáng tạo.

Vào tháng 11 tới đây, các đại diện của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), bao gồm cả các Bộ trưởng Du lịch sẽ nhóm họp tại thành phố Bali của Indonesia. Trước thềm sự kiện này, UNWTO đã đưa ra một bộ hướng dẫn dành cho các Bộ trưởng, để giúp họ hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch bền vững và linh hoạt, có tính đến nguồn vốn con người, sự đổi mới sáng tạo, trao quyền cho thanh niên và phụ nữ, và hành động khí hậu.

THANH NGÂN

(Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững

Ngày 15/3, UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức hội nghị "Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm bền vững".

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững
Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ

Không phải đợi đến lúc thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị mà từ trước đó, Thừa Thiên Huế đã đặt mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ (KH&CN). Cơ sở để hiện thực hóa kỳ vọng này là vì Thừa Thiên Huế có đội ngũ trí thức hùng hậu, có cơ sở hạ tầng, thiết chế về khoa học công nghệ, cơ sở thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SUỐI VOI:
Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai

Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh yêu cầu chủ đầu tư Dự án (DA) Khu du lịch Suối Voi (Phú Lộc) xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai các hạng mục công trình, chứng minh năng lực tài chính. Đồng thời, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thành giai đoạn 1, 2 đưa vào hoạt động trong năm 2024.

Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai
Giảm nghèo bền vững từ Chương trình mục tiêu Quốc gia

A Lưới tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, có hiệu quả các nguồn vốn từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Huy động các nguồn lực để đẩy mạnh tiến độ xóa nhà tạm, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống dưới 12,01%.

Giảm nghèo bền vững từ Chương trình mục tiêu Quốc gia
HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG:
Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN

Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia trên toàn thế giới, nhất là ở khu vực châu Á đã chứng kiến những lợi ích to lớn từ toàn cầu hóa. Thương mại đã thúc đẩy các nền kinh tế và sinh kế, giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN
Return to top