ClockThứ Sáu, 02/10/2020 11:00

Liên kết theo chuỗi giá trị

TTH - Đẩy mạnh xây dựng các mô hình hợp tác xã (HTX) gắn với chuỗi giá trị là gợi mở, được xem là “chìa khóa” trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT) nói chung và HTX trong thời gian tới, được Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo chia sẻ tại Đại hội Liên minh HTX tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 vừa được tổ chức ngày 30/9.

Liên kết sản xuất để tăng giá trị hải sảnNâng chất lượng liên kết chuỗi giá trị nông sản

Kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX là một thành phần quan trọng của nền kinh tế nước ta. Trước đây, HTX có mặt ở hầu hết các lĩnh vực, địa bàn, nhất là khu vực nông thôn, HTX đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhiều HTX không theo kịp sự phát triển dần “teo” lại, hoạt động cầm chừng, hiệu quả thấp.

Với sự ra đời Luật HTX 2012, các HTX có nhiều đổi mới về tổ chức, năng động hơn trong hoạt động, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hỗ trợ và cung ứng các dịch vụ thiết yếu cho các thành viên, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng thu nhập cho các thành viên. Nổi bật là việc xuất hiện những mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập của người dân, được các thành viên HTX tin cậy, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người lao động địa phương.

Thực tế trên địa bàn tỉnh, một số HTX đã liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất lúa giống, gạo hữu cơ, nuôi heo sinh học như ở Hương Thủy, Quảng Điền, Phong Điền; một số HTX thực sự làm chỗ dựa cho nông dân khi tổ chức vùng sản xuất, thu mua, chế biến sâu vừa giải quyết đầu ra cho nông dân vừa góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, như sản phẩm rau má ở Quảng Điền. Với các HTX tiểu thủ công nghiệp, vai trò bà đỡ của các HTX càng thể hiện rõ nét khi tổ chức đào tạo nghề cho các thành viên, sáng tạo mẫu mã, tìm nguồn vốn ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất, kết nối thị trường giải quyết đầu ra sản phẩm, đảm bảo thu nhập cho các thành viên.

Các mô hình trên, tuy ở nhiều cấp độ khác nhau nhưng đã phát huy được vai trò của các HTX trong liên kết gắn với chuỗi giá trị, không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các thành viên, mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Tuy nhiên, các mô hình trên chưa thật sự phổ biến và chiếm tỷ lệ chưa cao, thiếu tính bền vững.

Trong bối cảnh sản xuất hàng hóa phát triển mạnh, việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất là một yêu cầu cấp thiết đặt HTX trước những cơ hội mới nhưng cũng đầy thách thức. Vai trò “bà đỡ” của các HTX không chỉ dừng lại làm dịch vụ đơn thuần mà phải là người quy hoạch, định hướng, tổ chức từ sản xuất đến việc bảo quản, chế biến và tìm kiếm thị trường thụ. Vì vậy, liên kết theo chuỗi giá trị không chỉ là yêu cầu, mà còn là giải pháp có tính sống còn trong hoạt động của  HTX, đáp ứng xu thế sản xuất hàng hóa hiện nay.

Yêu cầu là vậy, nhưng với năng lực hiện tại nhỏ về quy mô, khó về nguồn vốn, yếu về đội ngũ, các HTX khó có thể đảm đương được sứ mệnh này. Để vượt qua thách thức, cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các HTX cần năng động huy động các nguồn lực đầu tư để theo kịp sự thay đổi của công nghệ, thị trường; đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để tạo sự đột phá trong tư duy, cách nghĩ, cách làm. Đồng thời, đẩy mạnh mối liên kết giữa các thành viên với HTX, HTX với HTX và HTX với doanh nghiệp, nhà trường, viện nghiên cứu để tổ chức lại vùng sản xuất có quy mô, nhận chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết & nâng tầm thương hiệu

Câu chuyện về liên kết để nâng tầm thương hiệu sản phẩm làng nghề đã và đang được các doanh nghiệp (DN), làng nghề triển khai nhằm hiện thực hóa mục tiêu mở rộng cơ hội giao thương, góp phần bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống.

Liên kết  nâng tầm thương hiệu
Các hợp tác xã phục hồi sản xuất kinh doanh

Sáng 23/1, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức tổng kết công tác năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Tham dự hội nghị có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ.

Các hợp tác xã phục hồi sản xuất kinh doanh
Phát huy lợi thế liên kết để phát triển du lịch

Liên kết đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch phát triển. Năm 2024, với vai trò là trưởng nhóm liên kết phát triển du lịch 5 địa phương ở miền Trung, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đề xuất và triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết, xúc tiến quảng bá du lịch, góp phần phát triển ngành công nghiệp không khói.

Phát huy lợi thế liên kết để phát triển du lịch
Chủ động thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã

Ngày 25/12, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự hội nghị trực tuyến toàn quốc “Giải pháp thúc đẩy thực hiện Nghị định 45/2021/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã”.

Chủ động thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã
Liên kết trồng nấm phát triển kinh tế

Đối với hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, chị Văn Thị Dịu, Chi hội trưởng Chi hội thôn Trung Kiều, không những là một tấm gương về cán bộ hội năng động, nhiệt tâm mà chị còn là một điển hình kinh tế giỏi. Từ mong muốn vươn lên làm giàu từ chính nghề nông, chị đã tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật và xây dựng mô hình trồng nấm sạch. Đến nay, mô hình trồng nấm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Liên kết trồng nấm phát triển kinh tế
Return to top