ClockThứ Hai, 09/01/2023 14:41

Linh hoạt các giải pháp, dựa vào nội lực để GDP năm 2023 tăng tốt

Báo cáo mới nhất của Ngân hàng TNHH MTV United Overseas Bank - UOB (Việt Nam) nhận định: Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam năm 2022 cho thấy sự bền bỉ cùng với khả năng phục hồi của Việt Nam sau những thiệt hại do COVID-19. Thế nhưng, để duy trì đà tăng trưởng ấn tượng này trong năm 2023 là không dễ khi nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức do nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ rơi vào suy thoái.

Việt Nam giữ vững vị thế trong top 30 quốc gia hùng mạnh nhấtTriển vọng tăng trưởng toàn cầu 2023: Lạm phát đạt đỉnh, triển vọng chậm lạiTăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023

Gạo là 1 trong 7 loại nông sản xuất khẩu đạt hơn 3 tỷ USD năm 2022. Ảnh: Vũ Sinh/ TTXVN

“Không ngủ quên trên chiến thắng”

Tăng trưởng GDP thực của Việt Nam Quý 4/2022 bình thường trở lại với tốc độ tăng bền vững hơn ở mức 5,92% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng mạnh 13,67% Quý 3/2022, khi nhu cầu bên ngoài có dấu hiệu sụt giảm. Nhìn chung cả năm 2022, GDP của Việt Nam tăng 8,02%, từ mức 2,58% ở năm 2021, đây là kết quả tăng trưởng tốt nhất kể từ năm 1997.

Theo UOB, năm 2022, tất cả các lĩnh vực sản xuất chính đều tăng trưởng tốt trong năm, nông nghiệp tăng trưởng 3,36% so với cùng kỳ, trong khi công nghiệp và xây dựng tăng 7,78% và lĩnh vực dịch vụ tăng 9,99%. Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), các ngành này lần lượt đóng góp 5,11%, 38,24% và 56,65% vào mức tăng trưởng chung.

“Sau khi phục hồi từ mức thấp nhất Quý 3/2021, sản lượng sản xuất trong cả năm 2022 đã tăng 8,10% so với cùng kỳ, được thúc đẩy bởi nhu cầu bên ngoài gia tăng mạnh mẽ, kéo dài mức tăng 6,37% đạt được vào năm 2021. Sản lượng của ngành dịch vụ tiếp tục giữ nguyên nhịp độ tăng trưởng năm 2022, do việc mở cửa trở lại nền kinh tế đã thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng trong các tiểu ngành khác nhau, đặc biệt các hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực du lịch như lưu trú & ăn uống, vận chuyển, bán buôn & bán lẻ”, đại diện UOB cho biết.

Đối với lĩnh vực du lịch, việc Trung Quốc mở cửa trở lại kể từ ngày 8/1 có thể là cú hích cần thiết cho du lịch Việt Nam. Cũng giống như Thái Lan, nguồn khách du lịch lớn nhất của Việt Nam chủ yếu đến từ Trung Quốc đại lục với tỷ trọng là 30%. Thêm nữa, Việt Nam đang cân nhắc các biện pháp để giúp đạt được mục tiêu thu hút 8 triệu du khách.

Đánh giá về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đại diện HSBC cho rằng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vững vàng tiếp tục là mỏ neo vững chãi cho thương mại của Việt Nam mặc dù triển vọng ngắn hạ vẫn còn thách thức. Một nguyên nhân là những "gã khổng lồ" ngành công nghệ truyền thống như: Samsung và LG đã công bố kế hoạch tiếp tục mở rộng với mức đầu tư trị giá 2 tỷ USD từ Samsung và 4 tỷ USD từ LG nhằm củng cố chuỗi cung ứng ở Việt Nam.

Apple được cho rằng, sẽ bắt đầu sản xuất máy tính MacBooks ở Việt Nam từ giữa năm 2023. Quyết định này không hẳn gây ngạc nhiên vì nhà cung cấp Foxconn của Apple đã thuê 50,5 ha đất ở Bắc Giang vào tháng 8/2022, dự kiến để làm dự án mới có tổng đầu tư trị giá 300 triệu USD. Tất cả những diễn biến này đều cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn ở ASEAN đối với nhà đầu tư nước ngoài….Mặc dù vậy theo HSBC, Việt Nam không nên ngủ quên trên chiến thắng vì ẩn dưới con số tăng trưởng đẹp đẽ này là những rủi ro tiềm ẩn đối với tăng trưởng của năm 2023.

“Những cơn gió ngược chiều có thể tiếp tục xuất hiện”

Theo một số chuyên gia kinh tế, năm 2023, “những con gió ngược chiều có thể tiếp tục xuất hiện”, đó là bối cảnh kinh tế quốc tế bất định, khôn lường tiềm ẩn những rủi ro, thách thức, có thể tác động nỗ lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

“Năm 2022, hệ thống ngân hàng mặc dù đã cung cấp vốn cho nền kinh tế nhưng có lẽ là thiếu; thị trường tài chính bộc lộ một số vấn đề. Lĩnh vực xuất nhập khẩu tăng trưởng tốt và kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn với những hiệp định thương mại tự do, thế nhưng nó cũng chứng tỏ sự lệ thuộc ngoại thương. Và khi nền kinh tế thế giới có những vấn đề, Việt Nam bị ảnh hưởng. Năm 2023, thị trường Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam phải có những điều chỉnh, trong đó có chính sách tiền tệ cần phải linh hoạt và thích ứng hơn với việc thay đổi của môi trường kinh doanh và thị trường tài chính của thế giới. Thị trường tài chính, trái phiếu, cổ phiếu cần cải tổ, tạo niềm tin mạnh hơn cho các nhà đầu tư”, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết.

Phía UOB bày tỏ lo ngại: Sự phục hồi mạnh mẽ khó có thể bền vững và động lực tăng trưởng về tổng thể có thể sẽ suy giảm hơn nữa vào năm 2023 do việc thắt chặt chính sách tiền tệ từ các ngân hàng trung ương lớn ảnh hưởng đến nhu cầu bên ngoài, đặc biệt là từ Hoa Kỳ và Châu Âu, chiếm 41% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam.

Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng đã thắt chặt chính sách trước áp lực lạm phát và đồng VND suy yếu, mặc dù nhu cầu trong nước có thể sẽ dẫn dắt tăng trưởng vào năm 2023 với thu nhập gia tăng và triển vọng kinh doanh được cải thiện. Do đó, UOB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 ở mức 6,6%, phù hợp với dự báo chính thức là 6,5%.

“Năm 2023, kinh tế sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Đó là kinh tế thế giới sẽ có nhiều biến động, thách thức phức tạp khó lường điều này sẽ tác động đến kinh tế nước ta. Đặc biệt nhu cầu mua sắm tại các thị trường lớn như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản giảm do lạm phát tăng cao. Lạm phát còn ở mức cao, áp lực lãi suất, tỷ giá tăng sẽ khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và một số nước có nguy cơ rơi vào suy thoái ngắn hạn. Nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh suy giảm mạnh trong những tháng cuối năm 2022, đặc biệt công nghiệp chế biến, chế tạo tăng chậm lại sẽ làm cho tăng trưởng chung giảm. Giá xăng dầu, nguyên liệu, vật tư đầu vào cũng biến động mạnh, thiếu hụt nguồn cung đầu vào”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (TCTK) Lê Trung Hiếu dự báo.

Năm 2023, thị trường xuất khẩu dự kiến thu hẹp dần do sức cầu tại các thị trường lớn suy yếu...Hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức gia tăng; thị trường bất động sản còn gặp nhiều khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, tiếp cận nguồn vốn. Ngoài ra lãi suất ở mức cao và tỷ giá chưa giảm nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp và tác động dây chuyền đến nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, việc làm của người dân.

Theo ông Lê Trung Hiếu, để duy trì đà tăng trưởng cao năm 2023, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp sau: Ở góc độ sản xuất, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cần tiếp tục đóng vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế. Tuy nhiên, cần tái cơ cấu theo hướng chuyển từ "sản xuất nông nghiệp" sang "kinh tế nông nghiệp", cần duy trì kết quả tăng trưởng ngành này khoảng 3%/năm.

Với ngành công nghiệp chế biến chế tạo, đặc biệt sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu như: May mặc, da giày, điện tử, đồ gỗ, dự báo sẽ có suy giảm do cầu tiêu dùng thế giới giảm, đặc biệt trong quý I/2023 và có thể lan sang quý II/2023. Vì thế, các doanh nghiệp cần chuyển hướng sang khai thác hiệu quả thị trường nội địa 100 triệu dân còn nhiều tiềm năng để bù đắp. “Các ngành dịch vụ sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng năm 2023, đặc biệt hoạt động thương mại điện tử có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Khách du lịch trong nước và quốc tế tiếp tục dự báo tăng cao, khi đó những ngành chưa hoàn toàn phục hồi hoặc phục hồi chậm so với trước đại dịch sẽ tăng trưởng cao như: Dịch vụ lưu trú, ăn uống; vận tải; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; nghệ thuật vui chơi, giải trí”, ông Lê Trung Hiếu cho biết.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế: Năm 2023 cũng là điểm rơi của đầu tư công trung hạn và thực hiện giải ngân gói đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Đây sẽ là nguồn vốn mồi thúc đẩy đầu tư tư nhân, thúc đẩy sản xuất, kích cầu nền kinh tế. Bên cạnh đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam dự báo tăng khá khi một số dự án lớn đang hoàn thành thủ tục đầu tư. Chính sách dịch chuyển dòng vốn FDI của các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan có thể điểm đến là Việt Nam. Đây sẽ là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023.

Mặc dù năm 2023 sẽ có khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa đến các đối tác thương mại lớn của VN như Mỹ, EU, nhưng Việt Nam vẫn có thể bù đắp từ các thị trường Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như: RCEP.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại, nới lỏng chính sách Zero COVID là cơ hội để doanh nghiệp trong nước có thể xuất khẩu những mặt hàng tiêu dùng vào thị trường hơn 1 tỷ dân sau thời gian dài cách ly, dự báo tăng trưởng xuất khẩu năm tới từ 6 - 8% cũng như đón đầu lượng lớn khách du lịch từ Trung Quốc. “Tóm lại, dù có nhiều khó khăn nhưng với các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế của Chính phủ, tôi tin rằng nền kinh tế hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 như Quốc hội đề ra”, lãnh đạo TCTK bày tỏ.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Return to top