Lo cho sân khấu truyền thống
TTH - Một con số đáng lo ngại khi hai năm nay, tại Trường trung học Văn hóa nghệ thuật tỉnh, nhu cầu đăng ký dự thi vào ngành nghệ thuật truyền thống vắng hẳn với chỉ 8 hồ sơ đăng ký ngành nhạc công truyền thống và không có hồ sơ nào đăng ký vào ngành diễn viên Tuồng. Theo ông Cao Chí Hải, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, trước mắt, thực trạng này cho thấy nhu cầu của sân khấu nghệ thuật truyền thống Huế đang bão hòa. Lâu dài, đây là điều đáng lo về nguồn nhân lực kế cận.
Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những khó khăn để níu kéo, thu hút giới trẻ đến với sân khấu truyền thống lâu nay là thiếu cơ chế thu hút. Giới trẻ không mặn mà trong khi cơ chế lại đang thiếu các chính sách đãi ngộ thích hợp kể cả đầu tư cho cơ sở vật chất (nhà hát, sân khấu, âm thanh, sánh sáng, trang phục, đạo cụ); đầu tư cho chất xám (đội ngũ biên kịch, biên đạo múa, đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, nhạc công, các chuyên gia âm thanh, ánh sáng); đầu tư cho biểu diễn (đội ngũ nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên); và đầu tư cho khán giả (tuyên truyền, quảng bá, định hướng và giáo dục thẩm mĩ)…

Tuồng Huế đang dần bị mai một. Ảnh: Internet
- Thỏa thuận dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa (12/04)
- Cơn bão đã qua (11/04)
- Giữ lại dấu xưa cho Long Thọ (11/04)
- Mùa nắng tháng Tư (11/04)
- Long lanh “giọt” Trịnh (11/04)
- Giới thiệu hơn 100.000 cuốn sách tại Hội sách Alphabooks (10/04)
- Bộ sách giúp hiểu toàn bộ cuộc đời sự nghiệp của L. Cadiere (10/04)
- Nghĩ về “giấc mơ Huế” (08/04)
-
Cơn bão đã qua
- Học sinh tranh tài cuộc thi sáng tạo mỹ thuật
- Tàng Thơ Lâu, kết nối giá trị quá khứ đến đương đại
- Nhớ nhạc sĩ họ Trịnh qua âm nhạc và hội hoạ
- Triển lãm tranh “Trịnh & những âm ba” sẽ khai mạc vào chiều 1/4
- “Em và Trịnh” có kinh phí 50 tỷ đồng
- Nét đẹp Đồng Khánh – Hai Bà Trưng
- Bông hồng đỏ
- Cảm xúc “Tháng ba”
- Hát mừng ngày quê hương giải phóng