Thế giới Thế giới
Lo ngại IS lập nhà nước Hồi giáo ở Đông Nam Á
Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang yếu đi ở Trung Đông thì nhóm này đang nhắm đến Đông Nam Á.
Áo thun có in hình và biểu trưng IS tại Selangor (Malaysia) - Ảnh: The Star
Straits Times dẫn lời các nhà phân tích chống khủng bố nói rằng các nhóm cực đoan chạy theo IS đang tăng lên khiến Đông Nam Á là nơi hấp dẫn cho nhóm khủng bố này.
Theo đó, các mục tiêu có khả năng của IS bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore, nơi nhóm Jemmah Islamiah (JI) và nhóm Jemmah Anshar Khilafah cũng như Abu Sayyaf đang hoạt động.
Chuyên gia Patrick Skinner thuộc công ty tư vấn an ninh The Soufan Group ở New York (Mỹ) cho biết: “Đây là những nơi trú ẩn đã có sẵn mà IS muốn cập bến. Sẽ không có những thứ kiểu như một nhà nước bí mật. Chúng cần nơi trú ẩn. Chúng cần một nơi để nói rằng: Đây là nơi chúng ta cắm cờ”.
Ông Skinner viết trong một báo cáo công bố hôm 27-4 vừa qua rằng IS chưa thành lập một nhà nước tự xưng ở Đông Nam Á nhưng “dường như chúng sẽ làm điều đó trong năm nay trong bối cảnh đang thất thế ở Syria và Iraq”.
Ông cũng cho rằng IS đang nhận thấy Libya cũng khó để duy trì và bành trướng. “Rất nhiều khả năng những nơi như miền nam Philippines sẽ là đích nhắm tiếp theo của IS để trú ẩn” - ông Skinner nhận định.
Phân tích này được đưa ra sau khi có những tin tức về việc IS mất một loạt vùng lãnh thổ sau các cuộc giao tranh thời gian qua.
Theo Straits Times, các phân tích từ Trung tâm quốc tế nghiên cứu bạo lực chính trị và khủng bố thuộc Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) xác nhận rằng IS đang bắt đầu một chiến dịch xây dựng nhà nước tự xưng rộng khắp châu Á.
Các phân tích này chỉ ra rằng để hoàn thành mục tiêu về một nhà nước tự xưng, thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi đã liên kết các nhóm phiến quân ở Đông Nam Á với học thuyết của IS, biến các nhóm này thành một lực lượng hợp nhất.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nói mối đe dọa này vẫn ở mức thấp.
Theo Tuoitre
- APEC theo đuổi sự phục hồi toàn diện và bền vững (20/05)
- Dịch COVID-19: Indonesia lạc quan chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu (20/05)
- Tiếp tục vun đắp, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào (20/05)
- Biến đổi khí hậu khiến nắng nóng ở Ấn Độ xảy ra thường xuyên hơn gấp 100 lần (20/05)
- Triều Tiên tăng cường sản xuất thuốc, vật tư y tế chống sốt trên diện rộng (19/05)
- Chủ tịch QH Singapore tiếp Chủ tịch Nhóm hữu nghị Việt Nam-ASEAN (19/05)
- Ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến 1/6 số ca tử vong trên toàn cầu (19/05)
- Tiêm phòng COVID-19 cho trẻ: Hiệu quả từ công tác tuyên truyền và triển khai đồng bộ tại Singapore (19/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'