ClockThứ Tư, 16/11/2022 06:59

Lo thiếu đơn hàng sản xuất

TTH - Liên hệ với các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tìm hiểu về tình hình nguyên liệu phục vụ sản xuất, chúng tôi được các DN chia sẻ vấn đề mà họ đang tập trung xoay xở hiện nay đó là thiếu hụt đơn hàng.

Công ty CP Dệt may Huế thích ứng trong bình thường mớiCông ty CP Dệt may Huế hỗ trợ người dân Thừa Thiên Huế tại các tỉnh phía nam 500 triệu đồngHuegatex cấp phát hơn 22.000 khẩu trang cho người lao động và thân nhân

Công nhân Công ty CP Dệt may Huế trong giờ làm việc

Đơn hàng sụt giảm

Vừa đề cập đến tình trạng nguyên liệu phục vụ sản xuất hiện nay, ông Lê Dương Huy, Giám đốc Công ty CP Chế biến gỗ Thừa Thiên Huế liền chia sẻ: Tình hình hàng hóa đang chậm trễ, nên nguyên liệu chưa phải là vấn đề công ty quan tâm hiện nay. Theo Giám đốc Lê Dương Huy, so với cùng kỳ năm ngoái, đơn hàng công ty giảm 70 – 80%, nhiều đơn hàng đã ký nhưng đối tác vẫn hủy. Công ty đã bắt đầu cho một số công nhân nghỉ ngày thứ 7, vì không đủ đơn hàng sản xuất.

Nhắc đến đơn hàng từ nay đến cuối năm, ông Huy cho biết, giờ đơn hàng tính từng ngày nên không khẳng định trước điều gì. Hiện công ty đang nỗ lực hết sức duy trì việc làm cho gần 200 lao động. "Nếu ra tết, tình hình thị trường không được cải thiện, công ty phải tính tới cắt giảm công nhân”, ông Huy nói.

Theo ông Lê Dương Huy, thành lập và bắt tay chế biến đồ gỗ xuất khẩu vào các thị châu Âu, Nam Mỹ và Mỹ gần 20 năm nay, đây là lần đâu tiên Công ty CP Chế biến gỗ Thừa Thiên Huế phải lo lắng về thị trường xuất khẩu. Nguyên nhân, theo ông Huy là do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine và việc thắt chặt chi tiêu do lạm phát ở Mỹ và châu Âu, trong lúc thị trường của công ty chủ yếu tập trung vào thị trường các nước này.

Giảm đơn hàng từ 15 – 20% so với cùng kỳ năm ngoái, ông Phạm Gia Định, Giám đốc Công ty CP Dệt may Thiên An Phú khẳng định: “Kinh doanh ngành dệt may xuất khẩu nhiều năm nay, đây là đợt suy thoái, sụt giảm đơn hàng mạnh và kéo dài nhất từ trước đến nay”, ông Định chia sẻ.

Với Công ty Thiên An Phú, về nguyên liệu thỉnh thoảng vẫn bị chậm, vẫn bị ảnh hưởng do tình hình chung, nhưng vẫn chấp nhận được. Nan giải nhất vẫn là thiếu đơn hàng, công ty phải chấp nhận đơn hàng giá thấp, khó tính, nên hầu như không có lãi. “Sáu tháng đầu năm doanh thu vượt bù lỗ cho sáu 6 tháng cuối năm, bù lui bù tới, doanh thu đạt kế hoạch năm, còn lợi nhuận chấp nhận lỗ, để duy trì việc làm, thu nhập cho 2.000 lao động”, ông Định nói. Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Hồng Liên, Giám đốc Điều hành Công ty CP Dệt may Huế dự định, tình trạng thiếu đơn hàng ngành dệt may sẽ kéo dài đến quý 2 năm 2023.

Nói về vấn đề nguồn nguyên liệu sản xuất, bà Hồng Liên cho biết, tình hình cung ứng nguyên, phụ liệu có sự biến động trong thời gian qua, do Trung Quốc vẫn duy trì chính sách "lock down" nên cả về số lượng và tiến độ đều gặp một số vấn đề. Tuy nhiên, trong thách thức luôn có cơ hội, cũng nhờ sự khó khăn trong cung ứng xảy ra trong thời gian qua, công ty có cơ hội thuyết phục khách hàng hơn trong việc chuyển nguyên liệu từ nhập khẩu sang mua trong nước và tự sản xuất. Điều này giúp cho đơn hàng vải cho sản xuất dệt nhuộm tại công ty trong 2 năm vừa qua tăng đáng kể.

Linh hoạt, chủ động tìm giải pháp

Theo đại diện Công ty TNHH Thakson Huế, nguồn nguyên liệu của công ty được nhập từ Trung Quốc, do công ty có kế hoạch chủ động từ trước nên nguồn nguyên liệu vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất. Riêng khó khăn về đơn hàng là đáng quan tâm nhất hiện nay. Khoảng giữa năm đến nay, công ty tập trung tìm kiếm, mở rộng thị trường, duy trì đơn hàng. “Nhờ linh hoạt áp dụng nhiều giải pháp, công ty vẫn duy trì được đơn hàng. Theo kế hoạch dự kiến, công ty đã có đủ đơn hàng từ nay đến cuối năm. Công ty luôn đảm bảo, việc làm và thu nhập cho toàn bộ công nhân, lao động, trung bình mỗi công nhân tăng ca từ 15 đến 20 tiếng/tháng”, đại diện Thakson Huế cho biết.

Đối phó với thử thách đơn hàng, theo bà Nguyễn Thị Hồng Liên, phải có sự đánh giá mang tính dự báo, giải pháp vừa linh hoạt nhưng cũng vừa quyết liệt để thích ứng nhanh với tình hình biến động là vô cùng quan trọng đối với việc kinh doanh, mà đặc biệt là kinh doanh ngành may mặc trong tình hình cầu giảm sút như hiện nay.

“Chúng tôi đặt mục tiêu cho từng giai đoạn, cam kết thực hiện nó nên có những hành động từ sớm. Nhờ đó, tình hình sản xuất, kinh doanh năm 2022 vượt kế hoạch đề ra. Riêng về đơn hàng, hiện tại Công ty Dệt may Huế đã tạm ổn đến sau Tết Nguyên đán. Chúng tôi sẽ bằng những giải pháp cụ thể của mình để đạt được các mục tiêu sản xuất kinh doanh đề ra, trong đó có mục tiêu quan trọng nhất là đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động. Đồng thời, đảm bảo nguyên liệu, giá thành thay đổi do giá tăng, do biến động thị trường, lạm phát”, bà Nguyễn Thị Hồng Liên khẳng định.

Ứng phó với suy giảm đơn hàng hiện nay, theo ông Lê Dương Huy, đơn hàng sụt giảm chưa từng xảy ra trước đó, với công ty là hơi đột ngột nên phương án chuyển qua thị trường nội địa hay thị trường các nước khác, công ty chưa đáp ứng liền được. Trước mắt, công ty cố gắng duy trì khách hàng cũ chờ thị trường cải thiện trở lại. Mặt khác, nghiên cứu tìm thị trường mới phù hợp với khả năng đáp ứng của công ty.

Theo ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, hiệp hội đang kiến nghị chính quyền, các ban, ngành liên quan đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn cung nguyên, vật liệu thay thế với giá cả phù hợp để đảm bảo đủ nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất, kết nối các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp FDI và các tập đoàn đa quốc gia; ứng dụng số hóa, thương mại điện tử trong xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng công tác cung cấp thông tin, thị trường, giá cả, sự thay đổi các chính sách của các nước nhập khẩu để doanh nghiệp nắm thông tin chủ động, linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Vui vì được tăng ca

Doanh nghiệp (DN) dồi dào đơn hàng, người lao động phấn khởi khi được tăng ca, cải thiện thu nhập.

Vui vì được tăng ca

TIN MỚI

Return to top