ClockThứ Năm, 06/06/2019 08:26

Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

TTH.VN - Về mục tiêu xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển bền vững, Quyết định đề ra lộ trình đến năm 2020 cơ bản giải quyết được trình trạng đói, đến năm 2025 không còn nạn đói.

Hội nghị ASEAN thúc đẩy quan hệ đối tác vì sự phát triển bền vữngThủ tướng chỉ thị về phát triển bền vữngCăng thẳng thương mại cản trở phát triển bền vững

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 681/QĐ-TTg ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 quy định tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Quyết định đề ra lộ trình thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững như: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững; bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi; đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái; đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người; đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững; ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai…

Về mục tiêu xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển bền vững, Quyết định đề ra lộ trình đến năm 2020 cơ bản giải quyết được trình trạng đói, đến năm 2025 không còn nạn đói.

Để đạt mục tiêu đến năm 2030, tăng gấp 1,5 lần năng suất lao động trong nông nghiệp và thu nhập của lao động nông nghiệp thì lộ trình thực hiện thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 là 43 triệu, năm 2025 là 60 triệu và đến năm 2030 là 90 triệu.

Đối với mục tiêu đến năm 2030, bảo đảm rằng tất cả những người học được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững, lộ trình thực hiện được nêu rõ: Đến 2020, 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên và tỷ lệ trường có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại, cung cấp kiến thức về HIV đến năm 2020 là 80%, đến năm 2025 tăng lên 90% và đến năm 2030 đạt 100%.

Đối với mục tiêu đạt được bình đẳng về giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái, giảm đáng kể mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng hoặc nơi riêng tư, bao gồm cả việc mua bán, lóc lột tình dục và các hình thức bóc lộ khác, lộ trình thực hiện đến năm 2020 tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực được phát hiện, hỗ trợ và can thiệp kịp thời là 70% và tăng dần lên 80% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; tỷ lệ trẻ em gái bị bạo lực, xâm hại có thông báo, phát hiện được hỗ trợ, can thiệp kịp thời đến năm 2020 là 100%.

Lộ trình thực hiện mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người: Từ năm 2020 đến năm 2030 tăng trưởng GDP duy trì mức tăng từ 5-6% hàng năm, tăng trưởng GDP bình quân đầu người duy trì mức tăng từ 4-4,45% hàng năm; tốc độ tăng năng suất lao động duy trì mức tăng 5% hàng năm.

Quyết định nêu rõ: Đối với những mục tiêu chưa có lộ trình, các bộ, cơ quan được phân công chủ trì có kế hoạch, chương trình cụ thể để thực hiện đối với từng mục tiêu phù hợp với yêu cầu của Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự vì sự phát triển bền vững đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Return to top