ClockThứ Bảy, 29/08/2015 16:20

Lo tụt hậu khi kinh tế Việt Nam hội nhập sâu

TTH.VN - Kinh tế Việt Nam càng hội nhập sâu thì càng lo tụt hậu do năng suất lao thấp, tăng trưởng kinh tế không cao, chất lượng nguồn nhân lực khiêm tốn.

Các đại biểu tại Hội thảo khoa học về cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015 – 2035 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh chủ trì tại Hà Nội ngày 28/8 cho rằng năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam dù đã được cải thiện nhưng vẫn chậm hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực.

Gia tăng khoảng cách năng suất lao động

Đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, NSLĐ của toàn nền kinh tế Việt Nam năm 2014 theo giá hiện hành đạt 74,7 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.530 USD/lao động), tăng 4,9% so với năm 2013; bình quân giai đoạn 2005-2014 tăng 3,7%/năm. 

lo tut hau khi kinh te viet nam hoi nhap sau hinh 0
Năng suất lao động của Việt Nam bị đánh giá thấp so với các nước trong khu vực (Ảnh minh họa: Xuân Thân)

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, NSLĐ của Việt Nam những năm qua đã cải thiện đáng kể, khoảng cách tương đối theo tỉ lệ về NSLĐ so với các nước ASEAN được thu hẹp dần. Tuy nhiên, mức tăng NSLĐ của Việt Nam thời gian qua vẫn chưa đủ để thu hẹp khoảng về giá trị NSLĐ so với các quốc gia khác trong khu vực.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, phải đến năm 2038, Việt Nam mới bắt kịp năng suất lao động của Philipines, và phải đến năm 2069 mới bắt kịp năng suất lao động của Thái Lan.

Đáng chú ý là nếu so với Trung Quốc và Ấn Độ thì NSLĐ của Việt Nam tăng chậm hơn, dẫn tới sự gia khoảng cách tăng ngày càng lớn.

Khoảng cách tương đối về NSLĐ giữa Trung Quốc và Việt Nam từ 1,3 lần (năm 1994) lên 2,8 lần (năm 2013); giữa Ấn Độ và Việt Nam từ 1,6 lần lên 1,7 lần. Tương tự, khoảng cách tuyệt đối giữa NSLĐ của Trung Quốc và Việt Nam tăng từ 771 USD lên 9.545 USD; giữa Ấn Độ và Việt Nam từ 1.396 USD lên 3.867 USD.

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng tăng trưởng NSLĐ tại Việt Nam thấp hơn so với yêu cầu tăng trưởng cao bền vững, và hiện đang có xu hướng giảm xuống, trái ngược với yêu cầu thay đổi mô hình tăng trưởng.

Tăng NSLĐ chủ yếu không phải vì đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ năng người lao động, mà chủ yếu nhờ chuyển dịch lao động, và tăng năng suất dựa vào phân bổ lại lao động, TS. Cung nhấn mạnh.

Chất lượng nguồn nhân lực cần cải thiện

Các đại biểu tại Hội thảo cho rằng Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực sản xuất nông nghiệp, chiếm tới 46,3%. Tỷ lệ này tương đương với Thái Lan cách đây 1 thập kỷ, gấp 2,5 lần Malaysia và Hàn Quốc năm 1995.

Lao dộng Việt Nam chủ yếu làm các công việc gia đình hoặc tự làm với quy mô nhỏ lẻ, thu nhập thấp, bấp bênh, không ổn định.

Chất lượng nguồn nhân lực thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, hiệu quả sử dụng lao động qua đào tạo chưa cao. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2014 của Việt Nam chỉ mới đạt 18,2%.

Tăng trưởng kinh tế đáng lo ngại

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau có chênh lệch đáng kể, và rất đáng lo ngại trong các năm gần đây.

TS. Cung cho rằng, nếu tăng trưởng 5% thì đến năm 2035 GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 75% GDP bình quân đầu người của Trung Quốc hiện nay, và bằng 83% GDP bình quân đầu người của Thái Lan.

Nếu tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7%/năm từ nay đến 2035 thì GDP bình quân đầu người sẽ bằng 98% của Malaysia hiện nay.

So sánh với Hàn Quốc, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đi sau quốc gia này khoảng 30 - 35 năm. Theo Tổng cục Thống kê, GDP của Việt Nam năm ngoái bằng con số của Hàn Quốc vào năm 1982, và chỉ bằng 1/27 của Singapore.

Trần Ngọc (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm

Ngày 19/4, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Điền tiếp nhận một cá thể trăn đất quý, hiếm của một người dân tự nguyện giao nộp.

Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm
Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Return to top