Y tế - Sức khỏe Y tế - Sức khỏe
Loại rau, quả nên ăn trong mùa đông
TTH - Trái cây trong mùa đông không giàu dinh dưỡng như trái cây có trong các mùa khác, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo, vào mùa đông cơ da chúng ta bị khô do mất nước và chúng ta lại ít uống nước hơn mùa hè, vì vậy nên chọn những trái cây có nhiều nước, phù hợp cho sức khoẻ mùa này.
Cam, bưởi và quýt
Trong cam tươi có nước 87,5%, protit 0,9%, gluxit 8,4%, axit hữu cơ 1,3%, cellulose 1,6%, canxi 34mg%, sắt 23mg%, caroten 0,4mg%, vitamin C 40mg%. Đây là các loại quả giàu vitamin A và vitamin C, hữu ích cho một làn da sáng bóng trong mùa đông lạnh giá.
Nên chọn những trái cây có nhiều nước cho mùa đông
Hạt dẻ
Trong tất cả các loại hạt chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin C. Ngoài ra, nó có nhiều tinh bột, protein, lipit, các vitamin B1, B2, C, PP và các khoáng chất Ca, P, Fe. Hạt dẻ có tác dụng dưỡng vị, bổ thận, diệt trùng, tiêu tích, nhuận đờm, trừ ho. Thành phần chất béo của hạt dẻ cũng ít hơn các loại hạt khác, nên nó có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, chất phytosterol được coi là chất giúp giảm sự hấp thu cholesterol vào trong máu.
Chuối
Loại trái cây này chứa nhiều vitamin, chất xơ, magiê, kẽm, rất có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là da và tóc. Ngoài ra, còn có tác dụng phòng chống chứng đột quỵ và cao huyết áp.
Rau họ cải
Trong cải bắp có chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin K, vitamin C và chất xơ. Trong củ cải còn chứa nhiều nước, nguồn vitamin C dồi dào, nhiều protein, ít chất béo và các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose)... thực phẩm này giúp làm giảm bệnh ở bộ máy hô hấp như ho, hen, đờm, suyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu... Ngoài ra, nó cũng có ích lợi với bộ máy tiêu hóa như đau vùng thượng vị, ợ chua, nôn, ăn không tiêu, trướng bụng, táo bón, lòi dom, trĩ do ngồi nhiều, ngại đứng dậy vào mùa đông...
- Không để bệnh nhân tự mua thuốc, vật tư y tế (25/03)
- Chăm sóc người cao tuổi theo phương pháp Nhật Bản (24/03)
- Lấy sỏi 8mm trong ống mật chủ cho bệnh nhi 6 tuổi (24/03)
- Đề nghị đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở khu công nghiệp và Đại học Huế (24/03)
- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời để chấm dứt bệnh lao (24/03)
- “Vâng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao!” (24/03)
- Như thế nào gọi là ngộ độc clostridium botulinum (23/03)
- Bộ Y tế đề nghị tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm (23/03)
-
Đề nghị đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở khu công nghiệp và Đại học Huế
- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời để chấm dứt bệnh lao
- Bộ Y tế đề nghị tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm
- Hướng đến loại trừ sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030
- Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
- Y tế Hương Thủy cần tạo đột phá để xứng đáng hơn nữa với kỳ vọng
- Sửa đổi quy định về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập
- Khám, tầm soát bệnh Glôcôm miễn phí cho hàng trăm người
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
- Chủ động phòng bệnh cúm
-
Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt dịch bệnh nguy hiểm Marburg
- Dịch sốt xuất huyết “vào mùa”, số ca mắc mới của cả nước tăng gấp đôi
- Nhu cầu sử dụng máu nhóm hiếm tăng cao
- Khám, cấp thuốc miễn phí cho 200 người dân vùng khó khăn
- Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
- Hướng đến loại trừ sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030
- Bộ Y tế đề nghị tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm
- Như thế nào gọi là ngộ độc clostridium botulinum
- “Vâng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao!”
- Đề nghị đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở khu công nghiệp và Đại học Huế