ClockThứ Sáu, 17/09/2021 14:26
Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn (16/9):

Loại trừ dần các chất HCFC phá hủy tầng ô-dôn

Tận dụng vi sinh bản địa: Hiệu quả képBình Thành: Khắc phục ô nhiễm môi trường ở bãi tập kết gỗ

Các nhà sản xuất thiết bị lạnh, điều hoà không khí... đang được hỗ trợ và cam kết dần loại bỏ các chất HCFC phá hủy tầng ô- dôn

Ban Thư ký Công ước ô-dôn quốc tế lựa chọn thông điệp của Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2021 là “Nghị định thư Montreal - Làm mát thế giới, bảo quản thực phẩm và vắc-xin”.

Việt Nam đã phê chuẩn tham gia Nghị định thư Montreal (NĐT) về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và có nghĩa vụ loại trừ tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của NĐT. Cách đây khoảng 10 năm, Bộ Tài nguyên & Môi trường phối hợp với các bộ ngành liên quan đã hoàn thành nghĩa vụ loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất chloro-fluoro-carbon (CFC), cụ thể là 500 tấn CFC và 3,8 tấn halon. Do lượng sử dụng các chất hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) còn ở mức cao, gây suy giảm tầng ô-dôn, nên các bộ, ngành liên quan tiếp tục triển khai loại trừ các chất HCFC theo quy định của NĐT kéo dài đến năm 2030. Tuy nhiên, nếu nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về tài chính và công nghệ từ phía các tổ chức quốc tế, Việt Nam có thể rút ngắn thời gian hoàn thành loại trừ các chất HCFC trước năm 2025.

Trong số 37 chất HCFC bị kiểm soát và loại trừ theo quy định của NĐT, Việt Nam sử dụng chủ yếu chất HCFC-22 (còn gọi là ga lạnh R-22) cho sản xuất, dịch vụ sửa chữa điều hòa không khí và thiết bị lạnh trong lĩnh vực chế biến thủy, hải sản và HCFC-141b (bao gồm cả polyol trộn sẵn HCFC-141b) trong sản xuất xốp cách nhiệt.

Tuân thủ quy định của NĐT, Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên & Môi trường đã ban hành Thông tư liên tịch quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Thông tư liên tịch cũng quy định hạn ngạch nhập khẩu cho từng nhóm chất HCFC từng năm kể từ đầu năm 2012 đến cuối năm 2019 nhằm loại trừ dần việc nhập các chất này và chấm dứt hoàn toàn nhập khẩu chất HCFC-141b từ năm 2015.

Riêng đối với địa bàn Thừa Thiên Huế, thông tin từ Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh, hiện không có doanh nghiệp (DN) nào sản xuất xốp cách nhiệt cũng như được cấp phép đầu tư, thành lập mới có sử dụng chất HCFC-141b.

Những DN trong nước sản xuất thiết bị lạnh, cấp đông và xốp được hỗ trợ chi phí chuyển đổi sang công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, thay cho công nghệ lạc hậu hiện đang thải ra các chất phá hủy tầng ô-dôn. Việc hỗ trợ này được thực hiện thông qua dự án “Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam giai đoạn II (2017-2022)” (gọi tắt HPMP II). Mục tiêu của dự án này là loại trừ hoàn toàn 1.000 tấn HCFC-22 vào năm 2023. Để thực hiện mục tiêu này, dự án tác động đến 4 lĩnh vực: sản xuất điều hòa không khí gia dụng, sản xuất thiết bị lạnh, sản xuất xốp XPS và dịch vụ bảo dưỡng thiết bị lạnh. Hai lĩnh vực giảm HCFC lớn nhất là bảo dưỡng thiết bị lạnh (352 tấn) và sản xuất xốp (303 tấn).

Trong lĩnh vực sản xuất điều hòa không khí gia dụng, các DN tham gia dự án sẽ được hỗ trợ để chuyển đổi sang sử dụng HFC-32 hoặc HC-290 thay cho HCFC-22. Các môi chất lạnh được dùng để thay thế HCFC-22 trong lĩnh vực sản xuất thiết bị lạnh gồm: HFC-32, CO2/ammoniac, Ammoniac, Hydrocarbon... Chuyển đổi công nghệ sản xuất sử dụng CO2 thay cho HCFC-22 làm chất trợ nở trong dây chuyền sản xuất xốp XPS. Lĩnh vực dịch vụ bảo dưỡng thiết bị lạnh là lĩnh vực có thể cắt giảm nhiều nhất chất HCFC-22 thông qua hoạt động đào tạo, huấn luyện kỹ năng vận hành và bảo trì thiết bị lạnh cho đội ngũ cán bộ và thợ kỹ thuật về môi chất lạnh thay thế, tăng cường nâng cao nhận thức về môi chất lạnh thay thế và bảo vệ môi trường. Dự kiến, dự án sẽ giúp loại trừ 352 tấn HCFC-22 ở lĩnh vực này

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân (HND), hội viên, nông dân (HVND) kết hợp triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm nâng cao nhận thức của HVND trong bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường
Hợp tác quốc tế trong bảo tồn di sản

Với sự hỗ trợ và kết nối của UNESCO, 15 chính phủ, 50 tổ chức phi chính phủ và hơn 10 tổ chức quốc tế đã triển khai các hoạt động hợp tác nghiên cứu bảo tồn di sản Huế, với tổng kinh phí hơn 10 triệu USD.

Hợp tác quốc tế trong bảo tồn di sản

TIN MỚI

Return to top