ClockThứ Năm, 12/10/2017 18:54

Loay hoay khâu lắp ráp, ôtô nội khó lòng cạnh tranh với xe ngoại

Sản lượng ôtô trong nước có mức tăng trưởng khá nhanh trong thời gian qua, một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ… Tuy vậy, sau nhiều năm phát triển, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn chưa tạo được sự đột phá, phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản.

Chính những tồn tại trên đã đẩy giá thành ôtô sản xuất trong nước lên cao, thậm chí khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại.

Đây cũng là nội dung chính được đưa ra tại Hội thảo: Công nghiệp ôtô và cơ hội phát triển mạng lưới sản xuất tại Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức sáng 12/10, tại Hà Nội.

Tỷ lệ nội địa hóa rất thấp

Tính đến hết năm 2016, trong nước có khoảng 173 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, trong đó có 56 doanh nghiệp sản xuất xe từ linh kiện rời, 117 doanh nghiệp sản xuất từ xe cơ sở, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 500.000 xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 47%, doanh nghiệp trong nước khoảng 53%.

Có nhiều hãng lớn có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước (Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, Honda, GM, Chevrolet, Ford, Mitsubishi, Nissan, Suzuki, Isuzu, Mercedes-Benz, Hino) đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ trong nước, với tổng sản lượng của thị trường xe du lịch khoảng 210 ngàn xe/năm trong năm 2016. Một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia sâu vào chuỗi sản xuất ôtô toàn cầu.

Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, các chủng loại xe tải nhẹ dưới 7 tấn, xe khách từ 25 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao và đạt mục tiêu đề ra, đáp ứng cơ bản thị trường nội địa.

Cụ thể, xe tải đến 7 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa trung bình trên 20%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 45% đến 55% vượt chỉ tiêu so với qui hoạch.

Mặc dù vậy, theo ông Tuấn Anh, ngành sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ôtô thực sự, phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản, dây chuyền sản xuất chủ yếu chỉ gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra.

​Hơn thế nữa, việc ​thiếu hợp tác, liên kết và chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn đang là những tồn tại của ngành công nghiệp này.

Trong khi đó, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng chỉ ra những yếu điểm của ngành công nghiệp hỗ trợ, do năng lực hạn chế ​nên trình độ sản xuất của các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa xứng với khu vực và chưa đáp ứng mong mỏi của các nhà sản xuất ôtô.

​​Lãnh đạo Bộ Công Thương thẳng thắn cho rằng, ​nhiều chính sách còn chưa đồng bộ và chưa ổn định vì vậy sự hỗ trợ cho sự phát triển của ngành ôtô trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm.

"Trong bối cảnh cách mạng 4.0 đang lan tỏa mạnh mẽ trên thế giới tác động đến kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia thì chúng ta cần tính tới các ngành công nghiệp của Việt Nam trong đó có ôtô, công nghiệp hỗ trợ ôtô Việt Nam để có sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và tận dụng được các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới," Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu ý kiến. Ảnh: Đức Duy/Vietnam+

Không thay đổi sẽ càng thụt lùi

Chỉ ra những yếu kém trên, lãnh đạo Cục Công nghiệp đã đề cập tới một loạt yếu tố, từ thuế và phí đối với ôtô sản xuất trong nước cao, sản lượng tích lũy trong nước thấp, các doanh nghiệp đang sản xuất dưới rất xa so với công suất thiết kế. Nhưng quan trọng hơn, chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn không bằng xe nhập khẩu.

Theo đó, đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%, thậm chí các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: săm, lốp ôtô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa…

Như vậy, nếu so với các nước trong khu vực trung bình đã đạt được 65-70%, trong đó Thái Lan đạt tới 80% thì tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam thấp hơn rất nhiều.

"Nếu các nhà sản xuất ôtô trong nước không sớm có giải pháp hữu hiệu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chắc chắn sẽ khó lòng cạnh tranh với thị trường khu vực khi Việt Nam gia nhập AFTA," đại diện Cục Công nghiệp chia sẻ thêm.

​Tại hội thảo, đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) ​cũng đưa ra những dự báo khả quan về sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong thời gian tới.

​Dù vậy, do quy mô thị trường nhỏ bé, ​cộng với sản lượng còn quá nhỏ, nên các nhà sản xuất phải nhập khẩu hầu hết các linh kiện CKD để sản xuất ôtô (70%-80%), theo đại diện VAMA điều này dẫn đến các chi phí rất cao cho việc đóng gói, vận chuyển, thuế nhập khẩu.

"Dung lượng thị trường và ​sản lượng là 2 yếu tố quyết định thành công cho việc phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam," ông Toru Kinoshita, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam khuyến nghị.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Thông tin doanh nghiệp
Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam

Việc tìm kiếm được một đơn vị sản xuất và cung cấp gói hút ẩm uy tín, chất lượng, giá tốt là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều đối tác và doanh nghiệp. Hiện có rất nhiều nhà quản lý đau đầu vì không tìm thấy được công ty nào uy tín và đáng tin cậy. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về Thịnh Phong Corp - Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm uy silicagel uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam

TIN MỚI

Return to top