ClockThứ Bảy, 07/05/2022 14:32

Lọc ảo chung trong tuyển sinh 2022: Đủ 2 bước để tránh "trượt oan"

Tuyển sinh đại học, cao đẳng giáo dục mầm non 2022 năm nay, Bộ GD&ĐT có những điều chỉnh trong đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

Những lưu ý khi đăng ký dự thi trực tuyến tốt nghiệp THPT 2022Thí sinh bắt buộc đăng ký dự thi bằng hình thức trực tuyếnTrên 355.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Ngày hội thông tin tuyển sinh của Trường ĐH Hà Nội. Ảnh minh họa: TG

Bộ dự kiến lọc ảo chung tất cả phương thức xét tuyển và thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất. Với điểm mới này, thí sinh cần đặc biệt lưu ý để không bị “trượt oan”.

Cẩn trọng để không bị “trắng tay”

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, với điểm mới trên, thí sinh cần lưu ý: Sau khi đã nộp hồ sơ xét tuyển bằng phương thức tuyển sinh riêng (xét học bạ, xét tuyển kết hợp, xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực…) nếu các em được thông báo đủ điều kiện trúng tuyển vẫn phải thể hiện việc này bằng cách đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT - cùng với việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

“Sẽ có phụ huynh, thí sinh thắc mắc: Tại sao thí sinh có tên trong danh sách trúng tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng của nhà trường nhưng không thấy gọi nhập học” - TS Nguyễn Tiến Dũng dự đoán, đồng thời lý giải: Khi đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT, thí sinh không để nguyện vọng đã trúng truyến là nguyện vọng 1, mà có thể chuyển xuống là nguyện vọng 2, 3, 4… vì các em nghĩ rằng, đã trúng tuyển bằng phương thức riêng rồi nên yên tâm và đăng ký nguyện vọng 1 bằng phương thức xét tuyển khác để tăng thêm cơ hội trúng tuyển. Đây là sai lầm cần tránh vì khi xét tuyển, lọc ảo chung, hệ thống sẽ xét theo thứ tự nguyện vọng ở tất cả phương thức, kể cả nguyện vọng mà thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển trước đó.

“Hy vọng, thí sinh sẽ khai thác tốt điểm mới này để có lựa chọn đúng và trúng. Chúng tôi quan niệm, thay đổi của Bộ nhằm bảo đảm quyền lợi tốt hơn và để các em trúng tuyển vào nguyện vọng tốt nhất” - TS Nguyễn Tiến Dũng bày tỏ, đồng thời khuyến cáo: Thí sinh nên bảo lưu nguyện vọng mà mình cho là tốt nhất. Theo đó, khi đăng ký trên hệ thống của Bộ, các em nên chọn nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển là nguyện vọng cao nhất (nguyện vọng 1). Nếu thay đổi thứ tự nguyện vọng, các em có thể sẽ trúng tuyển ở nguyện vọng khác, với phương thức xét tuyển khác; thậm chí có thể “trắng tay”. “Chúng tôi sẽ thông báo đầy đủ thông tin để thí sinh yên tâm khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển” - TS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh.

“Chiến thuật” sắp xếp thứ tự nguyện vọng

Tại ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, PGS.TS Bùi Hoài Thắng – Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) - lưu ý: Thí sinh cần nắm chắc và thực hiện đầy đủ 2 bước để đảm bảo đăng ký xét tuyển thành công. Bước 1, các em cần thực hiện theo hướng dẫn của từng cơ sở đào tạo. Bởi hiện nay, nhiều trường đại học sử dụng phương thức tuyển sinh riêng như thi đánh giá năng lực, xét học bạ… Sau đó, các trường sẽ tổ chức xét hồ sơ. Nếu như mọi năm, các trường sẽ công bố thí sinh trúng tuyển ngay, nhưng năm nay chỉ công bố đủ điều kiện trúng tuyển.

Thí sinh cần lưu ý khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Ảnh: TG

Bước 2, khi Bộ GD&ĐT mở cổng đăng ký tuyển sinh nếu học sinh sử dụng kết quả xét tuyển sớm (như trên) thì đăng ký nguyện vọng trên Cổng thông tin của Bộ và đặt nó là nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất). Nếu vẫn còn lăn tăn, thí sinh có thể đặt những nguyện vọng yêu thích hơn lên trên, sau đó đặt nguyện vọng đã được xác nhận đủ điều kiện trúng tuyển ở phía dưới.

“Thí sinh sẽ trúng tuyển sau quá trình lọc ảo của Bộ GD&ĐT với những nguyện vọng đã đăng ký trên Cổng thông tin của Bộ. Trong trường hợp, thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển ở bước 1 nhưng không đăng ký ở bước 2 cũng không thể trúng tuyển. Còn thí sinh chỉ đăng ký bước 2 mà không đăng ký bước 1 thì các trường không đủ dữ liệu để xét tuyển hồ sơ. Vì thế, các em cần đặc biệt lưu ý điểm mới này và phải đảm bảo hoàn thành đủ 2 bước trên để không bị “trượt oan”” - PGS.TS Bùi Hoài Thắng trao đổi.

Nhiều trường đại học đã và đang thu hồ sơ xét tuyển theo phương thức xét học bạ. TS Hoàng Xuân Hiệp – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội – chia sẻ: Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng phương thức tuyển sinh riêng theo hướng dẫn của nhà trường. Nếu có thay đổi, trường sẽ thông báo để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Điều quan trọng là, các em lựa chọn được ngành học mình thực sự yêu thích.

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, với điều chỉnh về đăng ký xét tuyển và lọc ảo chung các phương thức tuyển sinh, đòi hỏi thí sinh phải có “chiến thuật” sắp xếp thứ tự nguyện vọng. Theo đó, thí sinh cần tìm hiểu thật kỹ đề án tuyển sinh của trường, cách đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Năm trước, thí sinh đăng ký xét tuyển và trúng tuyển vào nhiều trường khác nhau. Năm nay, lựa chọn đó sẽ được chuyển hóa thành thứ tự các nguyện vọng.

Chẳng hạn, thí sinh trúng tuyển ở phương thức xét tuyển kết hợp vào một số trường A, B, C, D. Việc của thí sinh là sẽ phải nhìn lại xem thiên hướng nghề nghiệp của mình là gì, muốn học ở trường nào nhất, đến ngày đăng ký xét tuyển, hãy thể hiện bằng thứ tự nguyện vọng.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, với những thay đổi trong tuyển sinh năm nay, các trường hoàn toàn chủ động như năm trước. Điều kiện để thí sinh trúng tuyển là phải tốt nghiệp THPT. Các trường cần lưu ý với thí sinh, khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển, nếu đã có kết quả và đủ điều kiện trúng tuyển rồi thì hãy để kết quả đó là nguyện vọng 1.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: Hệ thống phần mềm chỉ hỗ trợ lọc ảo và không làm thay nhiệm vụ xét tuyển của trường đại học. Các trường chủ động thực hiện công tác xét tuyển, hoặc phối hợp thành nhóm trường trong công tác chạy phần mềm xét tuyển. Hệ thống sẽ lọc ảo dựa trên nguyện vọng mà thí sinh đã đăng ký để chọn ra nguyện vọng trúng tuyển cao nhất. Việc đưa danh sách thí sinh lên là của các trường.

Theo giaoducthoidai.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh

Điểm nổi bật trong tuyển sinh năm 2024 của Đại học Huế là các trường thành viên, khoa trực thuộc mở rộng sử dụng phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả đánh giá năng lực (ĐGNL), do Đại học Huế phối hợp với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại Thừa Thiên Huế.

Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh
Giảm dần chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng học bạ: Đảm bảo công bằng cho thí sinh

Bước sang mùa tuyển sinh năm 2024, các trường đại học tốp đầu trên cả nước có xu hướng giảm dần chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng học bạ, thậm chí một số trường đã bỏ phương án này trong Đề án tuyển sinh. Nhiều chuyên gia giáo dục bày tỏ sự đồng tình với quyết định này, nhằm đảm bảo sự công bằng và chất lượng trong xét tuyển.

Giảm dần chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng học bạ Đảm bảo công bằng cho thí sinh

TIN MỚI

Return to top