ClockThứ Hai, 10/01/2022 14:14

Lộc Bổn mở hướng phát triển dịch vụ, thương mại

TTH - Chú trọng ở các chi bộ thôn có lợi thế, phân công cán bộ, đảng ủy viên về cụm dân cư nắm bắt tình hình, điều kiện để tham mưu chủ trương phát triển ngành thương mại, dịch vụ, Đảng ủy xã Lộc Bổn (Phú Lộc) đã lãnh đạo phát triển lĩnh vực dịch vụ, thương mại chiếm tỷ trọng 78% trong cơ cấu kinh tế của địa phương.

Chương trình “Túi an sinh” đến với người dân Phú LộcLộc Bổn phát triển 560 ha rừng trồng gỗ lớn

Dịch vụ vận tải đang phát triển mạnh ở Lộc Bổn

Tăng 10% cơ sở kinh doanh dịch vụ

Cơ sở dịch vụ vận tải hàng hóa của bà Nguyễn Thị Cơ, thôn Bình An, xã Lộc Bổn những ngày cuối năm hoạt động nhộn nhịp. Nhân viên tất bật sắp xếp số hàng hóa rất lớn từ kho bãi lên xe tải. Đây là cơ sở đầu mối cung ứng dịch vụ vận tải hàng hóa tuyến lên cửa khẩu Lao Bảo và ngược lại lớn nhất ở địa phương.

Theo giới thiệu của cán bộ văn phòng xã, chúng tôi tham quan cơ sở dịch vụ thương mại Cường Ty, ở thôn Hòa Vang 3, điểm buôn bán vật liệu xây dựng, nội thất lớn nhất xã, với doanh thu gần 6 tỷ đồng/năm. Ông Nguyễn Hữu Cường, chủ cơ sở dịch vụ thương mại Cường Ty bộc bạch, trước đây gia đình cũng chỉ mở cơ sở nhỏ, sau khi được địa phương vận động, chính quyền hỗ trợ, cơ sở kinh doanh ngày càng được đầu tư mở rộng, hàng hóa đã phân phối rộng khắp đến các địa phương lân cận.

Chủ tịch UBND xã Lộc Bổn, ông Nguyễn Đức Phú cho hay, thời gian qua, các hoạt động dịch vụ thương mại ở Lộc Bổn phát triển mạnh, người dân địa phương tận dụng được lợi thế dọc tuyến Quốc lộ 1A, giao thông đi lại thuận tiện, nguồn lao động dồi dào, nên đã mạnh dạn đầu tư mới, nâng cấp cơ sở, phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa và vận chuyển hành khách ngày càng phát triển mạnh. Tính đến nay, toàn xã có 305 cơ sở kinh doanh, tăng gần 10% so với trước.

Tạo đà phát triển

Bí thư Đảng ủy xã Lộc Bổn, bà Bạch Thị Bích chia sẻ, đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng ủy xã đã xác định phương hướng, mục tiêu phát triển, tập trung khai thác tối đa lợi thế sẵn có của địa phương, phát triển mạnh các loại hình kinh doanh dịch vụ, xây dựng thương hiệu cho các loại sản phẩm tiểu thủ công nghiệp (TTCN) để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng “Dịch vụ - TTCN – nông nghiệp”.

Sau khi có nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy xã về phát triển các ngành nghề TTCN và kinh doanh thương mại dịch vụ, Đảng ủy tập trung lãnh đạo các chi bộ thôn có lợi thế, phân công cán bộ, đảng viên về tận từng xóm, cụm dân cư nắm bắt tình hình, điều kiện để tham mưu chủ trương, chính sách, vận động các cơ sở tăng cường mở rộng kinh doanh, sản xuất.

Cùng đó, chính quyền địa phương xây dựng định hướng phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành nghề dịch vụ, thương mại, TTCN, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, mở rộng mạng lưới sản xuất kinh doanh.

Bí thư Chi bộ thôn Bình An, ông Võ Đại Phú cho hay, từ việc phát triển được quy mô các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại, hàng thủ công mỹ nghệ ở địa bàn thôn, chi bộ đã trình Đảng ủy xã ban hành chủ trương thành lập tổ hợp tác kinh doanh dịch vụ, sản xuất ngành nghề TTCN, đồng thời đề xuất UBND xã quy hoạch đất và kêu gọi đầu tư, hình thành khu dịch vụ, TTCN ở địa phương.

Đến nay, trong cơ cấu phát triển kinh tế của Lộc Bổn, lĩnh vực dịch vụ, thương mại chiếm tỷ trọng 78%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ năm 2021 đạt trên 1.270 tỷ đồng, đạt 105%, tăng 10% so với năm 2020. Các cơ sở sản xuất TTCN gồm chế biến gỗ gia dụng, mộc mỹ nghệ, cơ khí gò hàn, dệt may, chế biến thực phẩm… cũng tăng mạnh. Tính đến cuối năm 2021, xã có 8 doanh nghiệp và 36 cơ sở sản xuất TTCN.

Bà Bạch Thị Bích cho rằng, chi ủy các thôn kịp thời tham mưu Đảng ủy, UBND xã đề ra các giải pháp sát với tình hình thực tế, huy động được nguồn lực trong dân đầu tư phát triển các ngành nghề dịch vụ, thương mại, TTCN. Để khuyến khích bà con đầu tư, các tổ chức hội nông dân, phụ nữ… tín chấp cho hội viên vay vốn ưu đãi và phối hợp tổ chức dạy nghề cho người có nhu cầu. Quá trình thực hiện, địa phương chủ động lồng ghép các chương trình kinh tế của xã, nhất là đầu tư hạ tầng nhằm khuyến khích các ngành nghề dịch vụ có thế mạnh.

Bài, ảnh: QUỐC TUẤN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Thêm dịch vụ bổ trợ cho du lịch biển

Tuy tiềm năng du lịch biển Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng rất lớn, nhưng hiện vẫn đang chủ yếu được khai thác ở mức độ đơn giản với các hoạt động tắm biển và ăn uống thông thường. Du lịch biển cần thêm các hoạt động, dịch vụ bổ trợ.

Thêm dịch vụ bổ trợ cho du lịch biển

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top