ClockThứ Năm, 08/08/2013 14:06

Lộc trời

TTH - Có lẽ ít ai biết, ở đồng bằng Nam Bộ, có một giống lúa kỳ lạ, được gọi là lúa trời. Cứ đến mùa nước nổi, lúa trời lại sinh sôi nảy nở mà người dân không phải gieo trồng. Lúa trời bám chắc vào lòng đất, nước nổi đến đâu, vươn cao đến đó với những chẽn đòng nặng trĩu, làm ấm lòng người nông dân lúc giáp mùa.

Kỳ lạ thay lộc của trời, hầu như ở đâu cũng có. Đó là những triền rau đắng phủ đầy bờ sông trong cái lạnh giêng, hai. Những người phụ nữ nghèo mùa giáp hạt lại mang tơi, đội nón ra bờ sông hái rau. Những mớ rau xanh mướt ấy một thời là thực phẩm chống đói cho thế hệ chúng tôi trong những năm tháng hòa bình đầu tiên đầy khó khăn của đất nước. Thứ rau không cần chăm bẵm, phân bón cứ vươn lên mãnh liệt giữa cát trắng khô cằn. Vị đắng của rau nơi đầu lưỡi thấm đến tận dạ, ban đầu rất khó nuốt nhưng lâu dần thành nghiền. Nghiền đến nỗi phải chờ đợi rất dài đến mùa rau năm sau.

Nấm tràm xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa, dưới tán những rừng tràm có nhiều lá mục ẩm ướt

Và với người dân thôn quê, có thể họ đã tính thời gian, năm tháng bằng lộc của trời.

Mùa xuân là những cọng rau má bò miên man trên những bờ ruộng bắt đầu đẻ nhánh. Trẻ con lại theo chân người lớn cặm cụi nhặt lấy những cọng rau xanh non. Thứ rau ấy, nấu với cá diếc, tỏa ra mùi thơm dịu nhẹ mà chỉ cần ngửi đã khoan khoái. Với các bà nội trợ tinh ý, món rau má trời nấu canh được ví như thứ thần dược bổ dưỡng. Để bây giờ, có những thế hệ nông dân thứ hai, thứ ba từ làng ra phố, đến giêng, hai lại ngóng những mớ rau má vườn được bán nem nép bên lề đường. Để còn được ngửi thấy thứ hương vị dễ chịu của bát canh và nôn nao cảm giác được trở về với tuổi thơ ngỡ như đã xa lắc.

Rau má trời được hái nguyên rễ, là vị thuốc quí, được chế biến thành nhiều món ăn ngon

Và bây giờ đã bắt đầu mùa thu. Lại có người ngóng lên bầu trời âm u mọng nước để chờ một mùa lộc mới. Là khi nấm tràm tràn xuống phố, mang theo náo nức đời thường.

Các bà nội trợ lại mê mải sà vào những mẹt nấm. Rồi tỷ mẩn gọt nấm như một cái thú. Rồi hạnh phúc chiêm ngắm khoảnh khắc gia đình xì xụp bên nồi cháo nấm. Có màu hồng của tôm. Màu nâu sẫm của nấm. Màu trắng trong của gạo và một chút đỏ của nước mắm ớt cay xè...

Sáng nay, tôi lại sà vào mẹt nấm ven đường. Bàn tay chị bán nấm thoăn thoắt như reo vui. Chị cười xởi lởi: “Năm ni mùa nấm đến sớm. Mừng lắm”. Rứa là có tiền học, tiền áo quần, sách vở cho mấy đứa nhỏ chuẩn bị vào năm học mới.

Thật lạ là người Á Đông rất tin vào Trời - Đất. Thứ tín ngưỡng cao xa vời vợi ấy giữ cho con người bớt sân si, sa ngã. Và có lẽ những thứ lộc dung dị ấy của đất trời là một chút thành ý của tạo hóa. Để ban phát một chút quà và chia sẻ một chút khó nhọc đời thường cho những phận người thật thà, chân chất.

Kim Oanh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

220 năm quốc hiệu Việt Nam

“220 năm quốc hiệu Việt Nam – những chặng đường lịch sử (1804-2024)” là chủ đề cuộc hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức, diễn ra sáng 23/4 tại TP. Huế.

220 năm quốc hiệu Việt Nam
Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Return to top