ClockThứ Năm, 11/04/2013 11:28

Lợi ích từ việc di dời trạm biến áp gần nguồn

TTH - Đi giữa rừng cây và vách núi là đường dây trần 1fa điện áp 22kv, nằm trên đỉnh đồi "A1" Thế Đại do Điện lực Hương Trà quản lý là một trạm biến áp 1fa 22/0.2 kv, công suất 5kVA (xem như không tải), chỉ cấp điện cho thông tin phát sóng vi ba như một thách thức với điện lực.

Do đường dây trần đi giữa rừng, nên thường bị sự cố thoáng qua hoặc vĩnh cửu, làm nhảy máy cắt đầu nguồn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp điện liên tục cho phụ tải phía sau và các thiết bị điện trên lưới điện. Do hệ thống tiếp địa cột dựng trên những vách đá, vào mùa nắng trị số Rnđ khó đạt tiêu chuẩn, đường dây thường bị cây va quẹt khi có gió đổi chiều; hơn nữa, do nằm trong vùng thường xuyên xảy ra sét đánh, nên khi sét đánh vào đường dây làm điện áp tăng lên, ảnh hưởng rất nhiều đến lưới điện. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây nên tổn thất điện năng cho ngành điện lực. Ngoài ra, đường sá đi lại gặp rất nhiều khó khăn, nên việc ghi chữ và thu ngân là một thách thức lớn đối với công tác kiểm tra định kỳ.

Đưa điện về phục vụ người dân. Ảnh: Internet

Tháng 10/2012, Công ty Điện lực tỉnh cùng Điện lực Hương Trà đã kiểm tra, khảo sát hiện trường và đã lập phương án thi công, giao cho Điện lực Hương Trà, cùng phân xưởng sửa chữa lưới di chuyển trạm biến áp vi ba Thế Đại xuống gần núi, gần về nguồn khoảng 3km đường dây trung thế; đồng thời, nâng công suất TBA từ 5KVA lên 37.5KVA. Sau khi di chuyển trạm đã đem lại nhiều thuận lợi, lợi ích cho ngành điện như: giảm hẳn nhân công đi ghi chữ số, thu ngân, kiểm tra định kỳ, xử lý các sự cố trên tuyến, giảm tổn thất điện năng... Tần suất sự cố thoáng qua và vĩnh cửu không còn, điện năng cung cấp cho xuất tuyến này được ổn định và liên tục.

Sau khi nâng công suất trạm biến áp lên 37.5KVA, điện lực đã kéo đường dây hạ thế, làm hợp đồng cung cấp điện cho gần 50 hộ dân quanh vùng núi này. Đa số là các hộ dân gặp khó khăn, nghèo hoặc tiệm cận nghèo, lâu nay không có điện hoặc có cũng phải kéo đường dây dài đến cả km, không qua đường dây của điện lực, thường phải lắp công tơ phụ qua các nguồn điện khác, nên luôn bị sự cố. Nhất là vào mùa mưa bão, tiền điện họ phải trả giao động khoảng 6.000 đến 10.000đ/1kw, chất lượng điện năng có cũng như không? Có nhà, điện áp sụt giảm chỉ còn vài chục vol, các thiết bị điện không thể sử dụng được.
 
Ông Lê Đình Phố, tổ trưởng đại lý điện phường Hương Văn phấn khởi: “Chúng tôi rất mừng vì người dân nơi đây đã hưởng giá tiền điện do Tập đoàn Điên lực Việt Nam EVN quy định, mà lâu nay họ không hề được hưởng. Vui nhất, chất lượng điện năng luôn được đảm bảo, điện áp nằm trong khoảng (+, - 5%) điện áp danh định. Các thiết bị điện của người dân luôn hoạt động rất tốt, đường dây sau công tơ gần nên bảo đảm và ít bị sự cố hơn. Người dân rất cám ơn ngành điện đã đem lại cho người dân một cuộc sống mới, một sức sống mới, có điện là gần như có tất cả”.
Hoàng Thanh Hải
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Chiều 15/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án (DA) mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Tháo gỡ mặt bằng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương

Mặt bằng thi công Dự án (DA) đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương chưa giải phóng hoàn toàn, mới chỉ đủ để triển khai phần cầu. Chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) nhằm đáp ứng tiến độ thi công DA.

Tháo gỡ mặt bằng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương
Tạo động lực tăng trưởng cửa ngõ phía nam

Theo các quy hoạch chiến lược của tỉnh, huyện Phú Lộc trở thành cụm động lực tăng trưởng phía nam; trong đó xã Lộc Sơn nằm cửa ngõ phía bắc huyện đang phấn đấu trở thành đô thị loại V, góp phần quan trọng cho sự thành công trên.

Tạo động lực tăng trưởng cửa ngõ phía nam

TIN MỚI

Return to top