ClockThứ Tư, 14/02/2018 05:51

“Lời kêu gọi thi đua ái quốc”

TTH - Ngày 11/6/1948, giữa lúc tập trung nhân tài vật lực cho cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp đang bước vào giai đoạn quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” gửi toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước.

Triển lãm 40 tác phẩm mỹ thuật về Bác HồHọc sinh Huế tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí MinhHọ mãi là tấm gương sángTrưng bày những kỷ vật gốc về BácNhớ mãi những lần được gặp Bác

Đọc lại “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Bác Hồ viết gần 70 năm trước, nhiều nội dung đến nay vẫn có tính thời sự, cần được hiểu một cách thấu đáo, khi vận dụng vào điều kiện cụ thể.

Ảnh: Tư liệu

Trước hết, ngay từ tên gọi “thi đua ái quốc” đã mang một mục đích, một ý nghĩa cao cả, thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Một đơn vị, một địa phương nhờ cạnh tranh quyết liệt, giành được dự án sản xuất thu lợi nhuận cao nhưng sản xuất càng phát triển, môi trường càng bị suy thoái, bị đầu độc (như xả khói, xỉ than chứa nhiều độc tố) thì không thể gọi là “ái quốc-yêu nước”. Cuộc sống không thể thiếu vật chất, hầu như ai cũng gắng sức bươn chải để đạt tới sự giàu sang, nhưng xã hội càng tiến bộ, con người càng chú trọng đến những giá trị tinh thần, đạo đức. Đặt mục đích thi đua là “ái quốc-yêu nước”, chứ không phải để dành được danh hiệu này nọ với những món tiền thưởng lớn -  sẽ làm cho mọi hoạt động bình thường hàng ngày của con người mang ý nghĩa mới cao thượng hơn, hạn chế mặt tiêu cực trong cạnh tranh - khi mà con người ta chỉ biết tới chuyện “hơn-thua” và lợi ích phe nhóm. Chính với tinh thần “ái quốc”, đã có địa phương từ chối dự án “khủng” để bảo vệ môi trường, sinh thái, có khách sạn không nhận loại du khách cư xử trịch thượng, thiếu văn hoá, xúc phạm truyền thống dân tộc, mặc dù như thế doanh thu bị giảm sút.

Chúng ta cũng cần lưu ý, ngay giữa lúc mưa bom, bão đạn, trong “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” từ 70 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng các tiểu thương, doanh nghiệp. Điều đó thể hiện, trong 7 lớp người mà Người kêu gọi, Hồ Chí Minh đã nhắc tới lực lượng “công thương” trước cả công, nông, trí thức, nhân viên Chính phủ và bộ đội dân quân: “Đồng bào công thương thi đua mở mang doanh nghiệp”.

Gần đây, Nhà nước nhìn nhận “giới công thương” là lực lượng quan trọng góp phần làm nên sự tăng trưởng kinh tế quốc gia, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Với Thừa Thiên Huế, năm 2017 với chủ đề “Năm Doanh nghiệp, kỷ cương, kỷ luật hành chính”, toàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo toàn diện các ngành, các cấp, các địa phương thực hiện cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thông thoáng, chấn chỉnh môi trường đầu tư... Nhờ đó, đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn, có thương hiệu; hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển và đi vào ổn định theo hướng bền vững… Điểm lại như thế để thấy vị lãnh tụ dân tộc đã nhìn xa trông rộng như thế nào trong “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” từ 70 năm trước.

Cũng với cái nhìn viễn kiến như thế, sau khi nêu các kết quả cụ thể của thi đua ái quốc là dân đủ ăn, đủ mặc, biết đọc, biết viết, bộ đội đủ lương thực, khí giới để giết giặc ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra mục tiêu cao đẹp hơn, có giá trị nhân văn hơn là: “thực hiện Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc.” Điều dễ thấy là hơn 40 năm sau khi kết thúc chiến tranh, dù đất nước đã có những đổi thay không thể phủ nhận, nhưng nhiều vùng sâu, vùng xa vẫn còn bộn bề khó khăn… Chính vì thế, tinh thần chủ đạo “ái quốc-yêu nước” trong “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Người 70 năm trước vẫn là “kim chỉ nam” trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay.

Trong “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, mặc dù với tư cách là lãnh tụ tối cao của dân tộc, nhưng sau khi chỉ ra ba mục tiêu đã nêu trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi lời tới 7 lớp người (phụ lão, thiếu nhi, công thương…) với một thái độ khiêm tốn rất mực, đúng tinh thần “dân vi quý”:

“Để đi đến kết quả tốt đẹp đó, tôi xin

Các cụ phụ lão…

Đồng bào công thương…”

Xin được nhấn mạnh “tôi xin”, trong khi Người hoàn toàn có quyền “ra lệnh”, ít ra thì cũng “kiến nghị”. Vị lãnh tụ dân tộc cũng đã “xin” các cấp cán bộ Nhà nước như sau:“Nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc phụng sự Nhân dân”.

Đó cũng chính là điều mà bước sang mùa Xuân Mậu Tuất 2018 này, toàn dân đang hy vọng cán bộ các cấp sẽ thực hiện được, nhất là khi Đảng, Quốc hội và Nhà nước ta vừa mạnh mẽ đặt lên bàn nghị sự việc cải tổ và chấn chỉnh bộ máy phục vụ Nhân dân cho phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới và xu thế mới của thời đại.

Bài: Trung Sơn - Ảnh: Tư liệu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ Phát động thi đua kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, ngay sau Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 – 6/1/2026).

Lễ Phát động thi đua kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam
Phát triển phong trào thi đua yêu nước lên một tầm cao mới

Sáng 14/3, tại Quảng Trị, Cụm Thi đua các tỉnh Bắc Trung bộ (Cụm) tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2023. Chủ trì hội nghị có các ông: Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị (Cụm trưởng); Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (Cụm phó).

Phát triển phong trào thi đua yêu nước lên một tầm cao mới
Return to top