Y tế - Sức khỏe Y tế - Sức khỏe
Lời khuyên cho người bệnh tiểu đường trong ngày Tết
Mâm cỗ Tết và các bữa cơm tiếp đãi gia đình bạn bè lúc nào cũng thịnh soạn, nhiều món ăn bổ dưỡng và luôn tạo cảm giác ngon miệng. Những người bị bệnh tiểu đường, đang thực hiện chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, thường có xu hướng ăn thêm làm cho đường máu, mỡ máu, huyết áp trở nên mất kiểm soát. Những người bệnh tiểu đường vốn cần ăn uống điều độ, đúng giờ, vì việc uống thuốc liên quan tới các bữa ăn.
![]() |
Những người bệnh tiểu đường vốn cần ăn uống điều độ, đúng giờ, vì việc uống thuốc liên quan tới các bữa ăn |
Thay đổi giờ giấc ăn uống, các bữa ăn cách xa hoặc gần nhau quá dẫn đến đường máu dao động thất thường, hoặc tăng cao hay có khi tụt quá thấp. Để tránh những điều này, nên cố gắng tổ chức những bữa cơm gia đình theo giờ sinh hoạt thường ngày hoặc ít nhất cũng phải đảm bảo có bữa ăn riêng cho phù hợp với giờ uống thuốc của người bệnh.
Trong bữa ăn, bên cạnh những món ăn đặc trưng của ngày Tết với nhiều thịt cá, quá nhiều các chất dinh dưỡng thì các món ăn nhẹ nhàng, ít chất béo, nhiều rau xanh vừa làm cho mâm cỗ ngày Tết thêm phong phú, vừa bổ sung vitamin, chất khoáng. Các món ăn này không những tốt cho tiêu hóa mà còn giúp cho những người cần ăn kiêng vẫn có lựa chọn để duy trì thói quen tốt hàng ngày.
Mặt khác, những người bị bệnh tiểu đường, do tiếp khách cả ngày, khó tránh khỏi việc ăn vặt, nhất là đồ ngọt như bánh mứt kẹo, hay không kiểm soát được lượng rượu bia uống vào. Việc ăn vặt như vậy còn gây ra chán ăn trong bữa chính, khiến cho đường máu không kiểm soát được. Lựa chọn những món ăn ít đường hoặc sử dụng đường ăn kiêng là giải pháp tốt để tránh tăng đường máu mà vẫn có thể thỏa mãn một phần nhu cầu. Thay vì uống rượu mạnh thì trà hay rượu vang là lựa chọn tốt để thể hiện lòng hiếu khách cũng như tốt cho những gia chủ có bệnh tiểu đường.
Ngày Tết, ai cũng có nhu cầu du xuân hoặc thăm viếng người thân, bạn bè. Đôi khi, bữa ăn có thể bị bỏ qua khi mải vui hoặc không tiện bữa, dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết. Để tránh biến chứng nguy hiểm này, người tiểu đường nên lập kế hoạch trước mỗi khi ra khỏi nhà và nhớ mang theo bên mình đồ ăn như bánh, sữa...phòng khi xảy ra cơn hạ đường huyết dọc đường. Gia đình cũng nên nhắc nhở người bệnh mang theo thuốc để tránh tình huống đến bữa ăn mà không có thuốc.
Người bị bệnh tiểu đường cũng như các thành viên trong gia đình nên học cách xử lí một số tình huống cấp cứu khi cần. Các thầy thuốc cũng khuyến khích việc này và thường hướng dẫn cho người bệnh ngay từ khi bệnh nhân mới được chẩn đoán. Nếu có máy thử đường huyết cá nhân và máy đo huyết áp thì lí tưởng nhất là người tiểu đường tự theo dõi chỉ số đường máu và huyết áp của mình hàng ngày hay bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi bất thường.
Khi đường máu tăng cao thì cần uống nhiều nước, điều chỉnh lại ngay chế độ ăn trước khi tìm đến sự giúp đỡ của thầy thuốc. Nếu có dấu hiệu của cơn hạ đường huyết như hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi lạnh thì nên cho bệnh nhân ăn hoặc uống ngay các thức ăn hay đồ uống có chứa nhiều đường hấp thu nhanh như nước đường, sữa, bánh kẹo ngọt...
Như vậy, cố gắng duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ, dùng thuốc đúng giờ là điều kiện cơ bản để giữ sự cân bằng của bệnh tiểu đường. Sự lựa chọn thông minh và cách chế biến thực phẩm cũng như đồ uống, hạn chế đồ uống có cồn sẽ giúp cho đường máu vẫn được kiểm soát tốt trong những ngày Tết.
Người tiểu đường cũng nên theo dõi đường máu tại nhà để có thể tự điều chỉnh và xử trí một số tình huống đơn giản. Sự thông cảm, động viên và giúp đỡ của gia đình sẽ giúp cho người tiểu đường có thể đảm bảo ổn định được sức khỏe và tránh được các biến chứng mà vẫn có được những ngày Tết vui vẻ sum vầy.
Theo Bác sĩ Nguyễn Phương Mai ( Theo Mevabe)
- Ngăn chặn các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát (28/05)
- Phân bổ gần 2,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi (28/05)
- Giới trẻ có thể bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng khi sử dụng các loại thuốc lá mới (28/05)
- Cảnh báo tật khúc xạ đang gia tăng trong thanh thiếu niên Việt Nam (28/05)
- Tư vấn, chăm sóc sức khoẻ hậu COVID-19 cho viên chức, người lao động (27/05)
- Bàn giao xe cứu thương cho Trung tâm y tế TP. Huế (27/05)
- Sốt xuất huyết hoành hành tại các tỉnh phía nam (27/05)
- Hóa giải nỗi đau bệnh tật (26/05)
-
Bộ Y tế: Không bỏ thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen êkíp ca ghép tim xuyên Việt
- Hơn 1,8 triệu trẻ đã được tiêm vaccine phòng COVID-19
- Bộ Y tế trình 2 phương án ứng phó với COVID-19 giai đoạn 2022-2023
- Có phụ huynh đưa con đến trạm y tế rồi quay về
- Lấy ý kiến về việc điều chỉnh khai báo y tế tại cửa khẩu
- Không được lạm dụng dịch vụ trong điều trị hậu COVID-19
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn tiêm chủng
- Kịp thời tháo gỡ vướng mắc liên quan đến thủ tục thông quan thuốc nhập khẩu
- Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
-
Bộ Y tế báo cáo Quốc hội về mua thiết bị chống dịch và giá xét nghiệm
- 250 đoàn viên công đoàn tham gia ngày hội “Hiến máu tình nguyện”
- Lạm dụng bia - rượu ở thanh thiếu niên: Do đâu & cách phòng ngừa
- Hóa giải nỗi đau bệnh tật
- Tư vấn, chăm sóc sức khoẻ hậu COVID-19 cho viên chức, người lao động
- Bàn giao xe cứu thương cho Trung tâm y tế TP. Huế
- 20 tỉnh không có F0 mới
- Sốt xuất huyết hoành hành tại các tỉnh phía nam
- Cảnh báo tật khúc xạ đang gia tăng trong thanh thiếu niên Việt Nam
- Phân bổ gần 2,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi