ClockThứ Hai, 19/09/2016 08:46

Lời nói phải

TTH - Cô bạn lái ô tô, trong xe có bốn người. Đến đoạn đường Bà Triệu trước siêu thị Big C, đường đông nghẹt. Bạn điều khiển xe nhích từng chút một, đồng thời phải giữ khoảng cách an toàn với xe ô tô phía trước. Chợt một chiếc taxi “cạp” vào sau đuôi xe. Lúc đó, tài xế taxi vừa lái vừa nói chuyện điện thoại. Một người liền ghi lại biển số xe taxi.

Đến ngã tư, cũng đúng lúc đèn đỏ, tất cả xe cộ dừng lại chờ. Cô bạn xuống xe, đến đề nghị tài xế taxi chấn chỉnh việc nói chuyện điện thoại trong lúc lái xe không đảm bảo an toàn, mà ví dụ cụ thể là quẹt vào xe cô. Cô bạn vừa trở lại, ngồi vào xe mình, thì tài xế taxi cũng liền theo đến với thái độ hùng hổ và tuôn ra những lời nói không đẹp, nếu không muốn nói là “chọc điên” người khác: “Mi bị đao à. Thằng xe máy “cạp” xe mi chứ phải tau mô. Mi có bị tâm thần không, tau chở lên bệnh viện tâm thần chừ…”. Nghiêm trọng hơn, tài xế taxi còn đòi đánh cô.

Tấp xe vào vị trí an toàn, cô bạn liên hệ với tổng đài hãng taxi, yêu cầu cung cấp số điện thoại của Giám đốc điều hành ở Huế để phản ánh sự việc. Qua điện thoại, ông Giám đốc lắng nghe, cảm ơn cô bạn đã phản ánh đến hãng, đồng thời cho biết sẽ gọi ngay tài xế đang điều khiển xe mang biển số cô cung cấp về làm rõ mọi việc và sẽ xử lý tài xế nếu có vi phạm.

Chừng 30 phút sau, cô bạn nhận điện thoại của tài xế taxi nọ. Tài xế phân bua, chiều nay gia đình có việc không như ý nên tâm trạng không được tốt đồng thời thành thật xin lỗi về những hành động, lời nói không phải của mình. Không riêng cô bạn, tâm trạng chúng tôi đang rất chi là…tâm trạng, phút chốc “giãn” ra. Dù sao thì hãng taxi nọ đã có tinh thần cầu thị, rất nghiêm túc trong việc tiếp thu ý kiến phản ánh, nhanh chóng xác minh xử lý hành vi vi phạm của nhân viên. Anh tài xế nọ cũng đã nhận lỗi, xin lỗi.

Nhân câu chuyện này, chúng tôi mong rằng anh tài xế taxi nọ (nói riêng) và bất cứ ai cầm lái (dù là ô tô, xe máy hay xe đạp…) điều khiển phương tiện tham gia giao thông đều phải thực sự ghi nhớ và tuân thủ pháp luật giao thông, hạn chế thấp nhất xảy ra tai nạn giao thông (mà thường là hệ lụy rất đau lòng) cho mình, cho người.

Với hành vi ứng xử cũng vậy, nên bớt lại những lời nói thiếu văn hóa. Trong thực tế, đã xảy ra rất nhiều vụ án hình sự, người thiệt mạng (hoặc mang thương tích), kẻ đi tù, nguyên nhân bắt đầu từ một cái “nhìn đểu”, một câu nói khó nghe…

Phạm Thùy Chi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Món quà

Cô là con thứ hai, cũng là “út ít” trong gia đình. Ba cô mất sớm nên một mình mẹ chèo chống lo kinh tế.

Món quà
“Mồ côi” tình yêu thương

Sợ mẹ lo ruộng vườn, heo gà, không chăm sóc được cu Bi cẩn thận, cô đưa cháu ra thành phố ở với mình trong căn phòng trọ nhỏ.

“Mồ côi” tình yêu thương
Héo hon lòng mẹ

Đứa con trai đã 5 lần “vào tù ra tội”. Lần thứ 6 con trai ra trước vành móng ngựa bởi tội danh “mua bán trái phép chất ma túy”, bị tòa tuyên phạt tù chung thân. Người mẹ khóc thê thiết: “Con ở cả đời trong nớ, mạ già rồi, kiếp ni mô còn được nhìn con về”…

Héo hon lòng mẹ
Đừng đổ tại rượu

Mẹ bị cáo: “Con tui hiền lành, tại hôm đó có bia rượu, không làm chủ mới trót lỡ...”. Tòa: “Không chỉ bị cáo phải biết thừa nhận sai lầm mà người thân của bị cáo cũng tuyệt đối không nên bao biện cho cái sai của con cháu mình, có như vậy người lầm lỗi mới biết sửa chữa...”.

Đừng đổ tại rượu
Sinh nhật

Sinh nhật anh năm nay đúng vào chủ nhật. Từ sáng, anh đã “tụ tập” với bạn bè, đồng nghiệp. Hết cử cà phê đến chầu nhậu.

Sinh nhật

TIN MỚI

Return to top