Thể thao trong nước

Lớp trẻ vùng cao mê võ cổ truyền

ClockThứ Năm, 17/03/2016 14:27
TTH - Ở nơi đại ngàn của núi rừng Trường Sơn, có một lò dạy võ cổ truyền miễn phí cho thanh thiếu niên dân tộc vùng cao A Lưới. Đó là lò võ do anh A Việt Nam (42 tuổi), Phó Công an xã Phú Vinh (A Lưới) đứng lớp.

Đam mê võ cổ truyền

Đến thăm lò võ lúc trời đã xế chiều, chúng tôi không nghĩ  lò võ nằm lọt thỏm giữa chân núi ở ngã ba Bốt Đỏ của anh Nam lại thu hút nhiều võ sinh là con em đồng bào theo tập đến vậy. Đúng 5h, không chờ anh Nam nhắc, các võ sinh đã tự mình tập hợp thành hàng ngang khởi động các động tác cơ bản trước khi bắt đầu tập các bài quyền.

Anh Nam cho biết, anh bén duyên với võ cổ truyền từ năm 1994, lúc anh gặp võ sư Huỳnh Viết Ấn, môn phái Thiếu Lâm Vạn An. Trong thời gian võ sư Ấn công tác tại huyện A Lưới, anh đã bái võ sư Ấn làm sư phụ và được võ sư truyền các bài võ cổ truyền của phái Thiếu Lâm Vạn An. Trong hơn 10 năm theo tập võ cổ truyền dưới sự chỉ bảo tận tình, hết lòng của võ sư Ấn tại vườn nhà, anh đã đánh thành thục các bài quyền, các thế chiến đấu.

Anh Nam tận tình chỉ dạy các thế võ cho các em võ sinh

 

Sau khi võ sư Ấn trở lại công tác tại TP Huế, anh Nam tiếp tục lý tưởng của thầy nhân rộng võ thuật cổ truyền tại huyện vùng cao A Lưới theo tinh thần võ học dân tộc là của chung cần gìn giữ và phát triển. Từ đó, lớp dạy võ cổ truyền Việt Nam miễn phí tại huyện vùng cao A Lưới đầu tiên ra đời và tồn tại cho đến hôm nay.

Anh Nam bộc bạch: “Năm 2000, bản thân anh bắt đầu nhận công tác làm Phó Công an xã Phú Vinh. Mặc dù cả ngày bận rộn với công việc nhưng anh vẫn sắp xếp thời gian phù hợp để truyền dạy võ thuật cổ truyền cho trẻ em, học sinh trên địa bàn. Võ thuật cổ truyền với anh lúc đó là một niềm đam mê.

Để thuận tiện trong việc dạy võ cổ truyền, năm 2012 anh dự thi và lấy được bằng huấn luận viên võ thuật cổ truyền quốc gia cấp 16. Cũng trong năm này, Chưởng môn phái Thiếu Lâm Vạn An chính thức công nhận và giao cho anh phụ trách phân đường võ Thiếu Lâm Vạn An tại huyện A Lưới. Và cũng từ đây, lò võ bắt đầu có tiếng khi nhiều em học sinh dân tộc Pa Cô ở trong vùng tìm đến theo tập mỗi ngày một đông.

Đưa võ thuật đến trẻ em Pa Cô

Nhà ở tận xã Hồng Thượng, năm nay mới 13 tuổi nhưng em Hồ Thị Mỹ Trình người dân tộc Pa Cô vẫn ngày ngày đạp xe đến lò võ anh Nam theo tập. Không có buổi tập nào là em vắng mặt. Võ cổ truyền đã thu hút em và các bạn võ sinh kể từ lúc được thầy Nam chỉ dạy những bài tập đầu tiên.

Trình kể, em theo tập tại lớp võ của thầy Nam đã hơn 3 năm. Từ ngày tập võ, em cảm thấy sức khỏe mình tốt lên hẳn, tính sợ sệt không còn nữa. Đến sân võ, em được quen thêm nhiều bạn mới, được thầy Nam nói về những điều hay về võ thuật cổ truyền. Ba mẹ em cũng khuyến khích cho em theo tập dù sân võ hơi xa nhà.

Vừa đánh xong bài “Bát bộ liên hoa quyền”, người ướt đẫm mồ hôi nhưng em A Viết Thị Lệ Hường (10 tuổi) ở thôn Phú Xuân, xã Phú Vinh vẫn vui vẻ cho biết, nhà cách sân võ khoảng một cây số, hàng ngày cứ đi học về là em lại đạp xe đến tập luyện. Gần ba năm theo tập võ cổ truyền, em cũng đánh thành thục được 8 bài quyền.

Anh A Việt Nam cho biết, hiện sân võ của anh có 30 võ sinh theo tập, chủ yếu là các em học sinh  đồng bào dân tộc Pa Cô. Bên cạnh đó, một số anh em làm công an viên, thanh niên trong xã cũng đến sân tập các đòn thế tự vệ chống dao để bảo vệ bản thân lúc đi rừng tuần tra.

Hy vọng rằng, vài năm nữa các võ sinh của anh có thể được biểu diễn võ thuật cổ truyền trước mọi người trong những sự kiện văn hóa do huyện A Lưới tổ chức để từ đó võ thuật cổ truyền được nhân rộng và phát triển trên vùng đất A Lưới anh hùng, anh Nam chia sẻ.

Bài, ảnh: VÕ THẠNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Anh Noh chăm chỉ

Chăm chỉ học hỏi và áp dụng kiến thức, anh Viên Đăng Noh ở thôn A chi Hương Sơn, xã A Roàng, A Lưới thực hiện và phát triển mô hình nuôi dê bán chăn thả khá thành công…

Anh Noh chăm chỉ
Giảm nghèo bền vững từ Chương trình mục tiêu Quốc gia

A Lưới tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, có hiệu quả các nguồn vốn từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Huy động các nguồn lực để đẩy mạnh tiến độ xóa nhà tạm, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống dưới 12,01%.

Giảm nghèo bền vững từ Chương trình mục tiêu Quốc gia
Hái lộc rừng

Sau tết Nguyên đán, mọi người trở lại với nhịp sống ngày thường. Tiết xuân chan hòa mọi nơi khiến nhiều người như vẫn còn lưu luyến những ngày vui.

Hái lộc rừng
A Lưới
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia

Sáng 28/2, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với UBND huyện A Lưới về kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) Giảm nghèo bền vững và Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia
Return to top