ClockThứ Tư, 08/03/2017 14:12

Lũ lụt sẽ gây nhiều thiệt hại cho các thành phố ở Mỹ

TTH.VN - Theo các nhà khoa học Mỹ, các trận lũ lụt nhỏ do mực nước biển dâng cao có thể sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng các thành phố giàu có và nhiều tài nguyên ở vùng ven biển Hoa Kỳ và gây thiệt hại nghiêm trọng không kém gì những thảm hoạ từ những cơn bão lớn.

Quang cảnh hoang tàn của thành phố Baton Rouge sau trận lũ lịch sửMỹ: Lũ lụt nghiêm trọng ở miền Nam, nắng nóng khủng khiếp ở Bờ TâyHơn 150.000 người dân Nam Mỹ mất nhà cửa do lũ lụt

Một ngôi nhà bị ngập lụt ở Mỹ. Ảnh: AP

Khi sự thay đổi khí hậu gây ra mực nước biển dâng cao, tình trạng "ngập lụt phiền toái" sẽ trở nên thường xuyên hơn và tấn công mạnh vào các thành phố như Washington D.C., San Francisco, Boston và Miami, các nhà nghiên cứu cho biết.

Trong 20 năm qua, Washington đã phải gánh chịu hơn 94 giờ "ngập lụt phiền toái" mỗi năm. Đến năm 2050, thủ đô này có thể phải chứng kiến 700 giờ lũ lụt/năm, các nhà khoa học ước tính trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Geophysical Union của Mỹ về tương lai của trái đất.

Ông Amir AghaKouchak - giáo sư kỹ thuật môi trường và dân dụng tại Đại học California, Irvine (UCI), đồng tác giả của nghiên cứu nói: "Vì những sự kiện này không phải cực đoan, nên chúng không được chú ý nhiều".

Theo định nghĩa của National Ocean Service, "ngập lụt phiền toái" là "tình trạng lũ lụt gây ra những bất tiện công cộng như đóng cửa các con đường", nhưng hiếm khi gây tử vong hoặc thương tích.

Lũ lụt có thể làm ngập hệ thống cống rảnh, từ từ làm xuống cấp cơ cấu hạ tầng và hạn chế nguồn lực của thành phố. Các con đường và vỉa hè không được thiết kế để ngâm dưới dòng nước mặn hàng giờ liền, nhiều thành phố thường phải đóng cửa các con đường và đưa xe tải làm sạch chúng, các nhà khoa học cho biết.

Tác giả chính Hamed Moftakhari, cũng thuộc UCI, cảnh báo: "Hệ thống hạ tầng chắc chắn không thể chịu được điều đó. Từ đó gây ra những thiệt hại tốn kém, kéo dài".

Theo Mia Goldwasser, giám đốc chương trình chuẩn bị cho tình trạng khí hậu của Boston, cư dân đã nhận thấy sự bất tiện khá thường xuyên này. Thành phố đã ghi nhận một số điểm nóng dọc bờ sông, nơi "sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tương lai nếu có lũ lụt xảy ra". Theo bà, lũ lụt đã nâng cao nhận thức của công chúng đối với những hiện thực hằng ngày của biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học đang sử dụng thông tin này như là một "lời kêu gọi hành động" đối với các thành phố ven biển nhằm xem xét vấn đề và quyết định những cách tốt nhất để đối phó với tình trạng nước biển dâng.

Cụ thể, Boston đã bắt đầu đưa ra những ý tưởng để giảm thiểu ảnh hưởng của việc nước biển dâng cao đối với hệ thống cơ sở hạ tầng, bao gồm các đặc tính chống lũ và có khả năng xây dựng một bức tường biển khổng lồ.

Một số đường xá và các tòa nhà có thể bị ăn mòn bởi tình trạng "ngập lụt phiền toái", nhưng một số khác có thể sẽ chịu được cảnh bị ngâm hoàn toàn dưới nước, Goldwasser nói.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top